e magazine
Nhiều hoạt động hướng về đồng bào vùng cao biên giới

12:00 | 21/01/2023

Có mặt tại miền cao biên giới huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), chúng tôi mới cảm nhận rõ nhất sự đùm bọc lẫn nhau của đồng bào và tình cảm quân dân ấm áp, gắn bó keo sơn trong những ngày Tết đến, Xuân về.
Xuân đã về trên biên cương: Để đồng bào có cái Tết ấm no
Xuân đã về trên biên cương: Để đồng bào có cái Tết ấm no

Xuân đã về trên biên cương: Để đồng bào có cái Tết ấm lo

Đã thành thông lệ, cứ gần đến Tết cổ truyền, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) lại tổ chức Tết cho đồng bào trên dọc dài các tuyến biên giới. Năm nay, huyện A Lưới được lựa chọn là “điểm đến”. Với địa thế đặc thù, huyện A Lưới nằm trải dài trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, đây cũng là nơi sinh sống, định cư lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số anh em Pa Cô, Cơ Tu, Pa Hy, Tà Ôi.

Có mặt trong căn nhà mới của anh Nguyễn Hồng Tam (thôn Ca Cú 2, xã Trung Sơn, huyện A Lưới) - 1 trong 2 gia đình được Ban Tổ chức “Xuân Biên phòng - ấm lòng dân bản” năm 2023 tặng nhà. Anh Tam không đã không giấu được sự xúc động khi tiếp đón đoàn chúng tôi.

Căn nhà xây bằng gạch bằng kiên cố, khác hẳn với ngôi nhà bằng gỗ tạm bợ trước kia của gia đình. Trong nhà, ảnh Bác Hồ và cờ Tổ quốc được treo trang trọng càng làm căn nhà trở nên sáng sủa và ấm cúng.

Gia đình anh Tam còn nghèo khó, vợ thường xuyên đau ốm. Anh Tam phải bươn chải để làm đủ nghề để nuôi 3 con ăn học. Chính vì thế, ngôi nhà bằng xây bằng gạch này là nơi che nắng che mưa anh Tam đã mơ ước bấy lâu nay mà không có được.

Xuân đã về trên biên cương: Để đồng bào có cái Tết ấm lo Xuân đã về trên biên cương: Để đồng bào có cái Tết ấm lo
Gia đình anh Nguyễn Hồng Tam được trao tặng nhà mới.

“Có được ngôi nhà chắc chắn luôn là mơ ước của tôi nhưng vì điều kiện khó khăn nên chưa thực hiện được. Nay được BĐBP tặng cho căn nhà, chúng tôi rất xúc động và không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn. Tôi sẽ nỗ lực cố gắng hơn nữa việc làm ăn phát triển kinh tế gia đình cũng như chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và đặc biệt là tích cực hơn nữa trong việc cùng BĐBP tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia”, anh Tam nghẹn ngào nói.

Trao đổi với báo chí, Đại tá Phạm Tùng Lâm, Chính ủy BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, theo chương trình, các hộ dân được chọn sẽ nhận trợ cấp 60 triệu đồng để xây nhà. Tuy nhiên với số tiền đó là không đủ, do đó chính tay cán bộ, chiến sĩ tại các Đồn Biên phòng và thợ thi công đã hỗ trợ hoàn thành giúp người dân.

Xuân đã về trên biên cương: Để đồng bào có cái Tết ấm lo
Lực lượng BĐBP giúp các hộ gia đình hoàn thiện nhà mới.

Theo đại diện Ban tổ chức “Xuân biên phòng - ấm lòng dân bản” năm 2023 (được tổ chức từ ngày 7-8/1), lực lượng BĐBP đã kịp thời hoàn thành và mang đến cho đồng bào các dân tộc thiểu số 10 căn nhà “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới”, cùng với đó là mô hình sinh kế và nhiều phần quà cho các gia đình đồng bào có hoàn cảnh khó khăn; học bổng và xe đạp cho các cháu học sinh trong Chương trình “Nâng bước em tới trường” và “Con nuôi đồn Biên phòng”;...

Mặt khác, các cán bộ, chiến sĩ BĐBP còn tổ chức cả các gian hàng “0 đồng” để cung cấp nhu yếu phẩm, tấm áo mới cho bà con trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Xuân đã về trên biên cương: Để đồng bào có cái Tết ấm lo
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng (hàng đầu, thứ 2, từ trái qua) tham dự chương trình "Xuân Biên phòng - ấm lòng dân bản" năm 2023.

Ngoài ra, 500 người dân tại xã Hồng Vân, Trung Sơn và các vùng lân cận thuộc huyện A Lưới đã được lực lượng quân y BĐBP, Quân sự, Công an, Bệnh viện Trung ương Huế khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí.

Đến khám bệnh từ sớm, bà Căn Lìa (thôn A Năm, xã Hồng Vân) xúc động nói: “Thời gian gần đây mẹ thấy người mệt nhưng trời mưa cả tháng nay, đi đâu cũng rất ngại. Nay có các thầy thuốc biên phòng về khám bệnh, phát thuốc miễn phí mẹ đi ngay. Thật may là mẹ chỉ bị bệnh tuổi già nên bác sĩ kê cho thuốc bổ về uống, dặn dò ăn uống đầy đủ hơn. Tết này, mẹ không phải lo lắng gì rồi”.

Xuân đã về trên biên cương: Để đồng bào có cái Tết ấm lo Xuân đã về trên biên cương: Để đồng bào có cái Tết ấm lo
Xuân đã về trên biên cương: Để đồng bào có cái Tết ấm lo Xuân đã về trên biên cương: Để đồng bào có cái Tết ấm lo
Lực lượng quân y BĐBP, Quân sự, Công an, Bệnh viện Trung ương Huế khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho người dân.

Những nghĩa cử cao đẹp của cán bộ, chiến sĩ BĐBP, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, nét văn hóa, nhân văn, nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam.

Trung úy Đỗ Xuân Công, Đội trưởng Trinh sát Đồn Biên phòng Nhâm, BĐBP Thừa Thiên Huế, cho biết: “Cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới huyện A Lưới còn gặp nhiều khó khăn. Tết năm nay, bà con được đón 1 cái tết thật đặc biệt, không chỉ đủ đầy vật chất mà còn vui nữa. Bà con nhân dân rất phấn khởi khi được quan tâm, chia sẻ để đón một cái Tết đầy đủ như thế này”.

Trong đêm cuối năm miền biên ải, mọi người cùng nhau hòa nhịp múa trong tiếng cồng chiêng đại ngàn đã thể hiện rõ sự đoàn kết của toàn dân tộc. Niềm vui của người lính canh giữ đất trời biên cương và sự phấn khởi của đồng bào các dân tộc đã tạo nên không khí xuân háo hức và niềm tin vào năm mới đủ đầy.

Xuân đã về trên biên cương: Để đồng bào có cái Tết ấm lo
Xuân đã về trên biên cương: Để đồng bào có cái Tết ấm lo

Không chỉ có riêng huyện A Lưới, năm nào cũng vậy, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại các vùng khác của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng luôn được lực lượng BĐBP và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.

Theo Đại tá Phạm Tùng Lâm, Chính ủy BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế, nhiều năm, lực lượng BĐBP đã phối hợp chặt chẽ với sở, ban, ngành của tỉnh; đặc biệt là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam của tỉnh và Trung ương; cùng với các cơ quan, đơn vị, tập thể và cá nhân ngoài tỉnh tổ chức hiệu quả nhiều chương trình thiết thực

Tiêu biểu như chương trình “Phụ nữ Biên cương”, BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đã giúp phụ nữ vùng cao biên giới có kế sinh nhai, hiệu quả của việc làm này đã giúp người dân nơi đây thoát nghèo.

Đại tá Phạm Tùng Lâm cho hay, lực lượng BĐBP của tỉnh cũng tự vận động tài trợ từ các nhà hảo tâm và tự đóng góp của cán bộ, chiến sĩ để thực hiện các chương trình khác như “Nâng bước em tới trường”, “Con nuôi Đồn Biên phòng”... và cũng mang lại nhiều kết quả tốt trong công tác xóa đói giảm nghèo.

“Mục tiêu hướng đến của lực lượng BĐBP tỉnh là sắm cho bà con “cần câu” chứ không thể sắm “cá” cho bà con, bởi cứ dùng bằng quà tặng là vật chất thì mang đến đâu là bà con mình dùng hết đến đấy. Do đó, khi cung cấp cho bà con phương tiện, thì bà con mình có thể từ đó làm ra của cải phục vụ cho bản thân và gia đình lâu dài”, Đại tá Phạm Tùng Lâm nhấn mạnh.

Với đặc điểm là vùng cao biên giới, kiến thức canh tác, nuôi trồng của đồng bào nơi đây còn nhiều hạn chế, nên ngoài cung cấp cây giống, con giống, lực lượng BĐBP tỉnh còn tận tình hướng dẫn và trực tiếp làm cùng bà con.

Các hoạt động này là minh chứng, biểu hiện sâu sắc của tình đoàn kết, gắn bó máu thịt giữa quân với dân, góp phần tô thắm thêm truyền thống, phẩm chất cao đẹp, anh hùng của "Bộ đội Cụ Hồ", của những chiến sĩ mang quân hàm xanh.

Xuân đã về trên biên cương: Để đồng bào có cái Tết ấm lo Xuân đã về trên biên cương: Để đồng bào có cái Tết ấm lo
Gian hàng "0 đồng" cung cấp nhu yếu phẩm cho bà con trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Thông tin thêm, bên cạnh các hoạt động của lực lượng BĐBP, các Sở, ban, ngành khác của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng luôn duy trì các hoạt động hướng về người nghèo, đặc biệt là đồng bào vùng cao biên giới. Trong dịp Tết này, việc chăm lo Tết cho bà con nơi đây cũng được triển khai rầm rộ.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho hay: “Đảng, bộ, chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị, địa phương luôn dành sự quan tâm, chăm lo đối với người nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn này trên địa bàn tỉnh trong mỗi dịp tết đến, xuân về”.

Theo đó, tỉnh đã tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình chính sách để tổ chức thăm, tặng quà, chúc Tết bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, tỉnh còn vận động từ các tổ chức, nhà hảo tâm... đảm bảo bà con có một cái tết ấm no.

“Các ban, ngành, mặt trận, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã và đang tập trung huy động nhiều nguồn lực chăm lo tết cho người nghèo vùng cao, vùng biên giới,… giúp họ thêm ấm lòng khi tết đến, xuân về”, ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.

Tất cả các việc tiêu biểu này là minh chứng cho sự hiệu quả của phong trào "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau", nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện, duy trì, nhân rộng các mô hình sinh kế bền vững, các chính sách an sinh xã hội cho nhân dân các dân tộc thiểu số.

Nội dung và đồ họa: Tào Đạt

Đông Phong

Tin bài liên quan

Ra mắt sách “Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - Nghệ sĩ ở Alger” tại Việt Nam

Ra mắt sách “Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - Nghệ sĩ ở Alger” tại Việt Nam

Ngày 5/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Tọa đàm ra mắt sách “Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - Nghệ sĩ ở Alger” với sự tham gia của tác giả, diễn giả TS. Amandine Dabat, Nhà nghiên cứu Lịch sử Nghệ thuật, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi.
Câu chuyện về chuyển đổi số ở trường TH&THCS Phú Cường (Hòa Bình)

Câu chuyện về chuyển đổi số ở trường TH&THCS Phú Cường (Hòa Bình)

Là một ngôi trường tại huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình nhưng trường TH&THCS Phú Cường lại được trang bị một phòng học không gian số hiện đại với màn hình tương tác, máy tính bàn và 20 chiếc máy tính bảng. Những thiết bị này đã thổi một làn gió mới vào công tác giảng dạy và học tập tại trường.
Hà Nội: 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới

Hà Nội: 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới

Tại Hà Nội, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sống cùng người Kinh ở 30/30 quận, huyện, thị xã với trên 107.847 người, chiếm 1,3% dân số thành phố. Nhờ sự quan tâm của chính quyền Thành phố, cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đồng bào DTTS không ngừng được nâng cao.

Tin mới

1.950 tàu cá ở Bình Thuận được hỗ trợ phí thuê bao dịch vụ VMS

1.950 tàu cá ở Bình Thuận được hỗ trợ phí thuê bao dịch vụ VMS

Tại kỳ họp thứ 28 (chuyên đề) – Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa XI ngày 13/11 đã thống nhất thông qua Nghị quyết Quy định chính sách hỗ trợ phí thuê bao dịch vụ vệ tinh giám sát hành trình (VMS) tàu cá trên địa bàn tỉnh.
Địa chỉ tin cậy chăm sóc sức khỏe của nhân dân hai bên biên giới Việt - Lào

Địa chỉ tin cậy chăm sóc sức khỏe của nhân dân hai bên biên giới Việt - Lào

Trạm xá Quân dân y hữu nghị biên giới Việt - Lào (thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập - Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La) đứng chân tại xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đây là địa chỉ tin cậy của nhân dân hai bên biên giới khi cần khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.

Tin khác

Khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người dân ở xã biên giới Tây Nghệ An

Khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người dân ở xã biên giới Tây Nghệ An

Ngày 12/11, tại xã Tri Lễ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 4 (Quân khu 4) phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Lễ khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ kỳ 1, giai đoạn 1 cho 26 học viên là người dân trên địa bàn bản Lam Hợp của xã này.
Khi hai thôn Việt - Lào hòa chung nhịp sống

Khi hai thôn Việt - Lào hòa chung nhịp sống

Mô hình kết nghĩa thôn bản ở biên giới Việt - Lào đang dần trở thành biểu tượng của tình hữu nghị bền vững giữa hai dân tộc. Tại những khu vực biên giới xa xôi này, người dân hai quốc gia không chỉ chung sống hòa bình mà còn hỗ trợ nhau trong mọi hoàn cảnh, tạo nên tình đoàn kết, gắn bó như ruột thịt.
Người dân 3 xã biên giới ở Nghệ An vui ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Người dân 3 xã biên giới ở Nghệ An vui ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Nhân kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), tại nhiều bản biên giới ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, với nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao đầy ý nghĩa, thiết thực, thắm tình đoàn kết quân dân.
Tây Ninh: xuất quân tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia

Tây Ninh: xuất quân tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia

Ngày 7/11 tại tỉnh Tây Ninh, Quân khu 7 tổ chức lễ xuất quân, giao nhiệm vụ cho 4 đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia, giai đoạn 24 (mùa khô 2024 - 2025).
Phiên bản di động