Hoán đổi nợ xanh: Ý tưởng sáng tạo chống biến đổi khí hậu
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva đánh giá, các nước có thu nhập thấp hiện phải đương đầu với cuộc khủng hoảng kép, vừa chịu áp lực trả nợ, vừa phải xoay xở trước các vấn đề môi trường.
Covid-19 đã gây ra cuộc khủng hoảng về tài chính với nguồn ngân sách eo hẹp, kèm theo nhiều khoản nợ. Nợ công của các nước nghèo vốn đã lớn, lại càng tăng cao trong thời kỳ đại dịch. Ước tính của WB cho thấy Covid-19 đã khiến thế giới có thêm 120 triệu người cực nghèo, hầu hết ở các quốc gia thu nhập trung bình. Hơn 30 quốc gia nghèo nhất thế giới đang phải đối mặt hoặc có nguy cơ phải chịu các khoản nợ khó giải quyết.
Cùng với đó, các quốc gia vẫn phải đương đầu với thách thức về môi trường và phát triển, với những rủi ro ngày càng gia tăng từ biến đổi khí hậu và thảm họa môi trường. Vấn đề tài chính cản trở khả năng của các quốc gia trong việc chuyển đổi sang năng lượng sạch, bảo vệ động vật hoang dã hay thay đổi cơ sở hạ tầng để chuẩn bị ứng phó với tác động của khí hậu.
WB cho rằng những áp lực đó khiến các quốc gia trở nên dễ bị tổn thương. Họ luôn cần đến công cụ hỗ trợ tài chính khẩn cấp để giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, bằng cách nới lỏng gánh nặng nợ của các chính phủ, các nước nghèo có thể tập trung tài nguyên để phục hồi với các dự án xanh, đưa thế giới bước vào giai đoạn phát triển bền vững hơn.
Hoán đổi nợ xanh giúp các quốc gia tập trung nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu như chuyển đổi năng lượng sạch, bảo vệ động vật hoang dã… (Ảnh: Báo Chính phủ) |
Ý tưởng xóa hoặc giãn nợ cho các nước nghèo đổi lấy các dự án đầu tư “xanh” được đánh giá là khá toàn diện để giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Tuy nhiên, ý tưởng này sẽ không thay thế các cuộc đàm phán về xử lý nợ trong khuôn khổ chung của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Bên cạnh đó, dù là sáng kiến sáng tạo và xuất phát từ mục tiêu tốt đẹp, song ý tưởng này liệu có khả thi và thực hiện được hay không chắc chắn đòi hỏi nỗ lực và thiện chí rất lớn từ các quốc gia, dù là nước giàu hay nghèo.
Ông Thierry Deau, nhà sáng lập, đồng thời là Giám đốc điều hành của nhóm Meridiam có trụ sở tại Paris, chuyên phát triển và tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng cho rằng, nếu theo đuổi giải pháp “hoán đổi nợ xanh”, sự lựa chọn này cần gắn với các điều kiện rõ ràng để bảo đảm khoản nợ được xóa sẽ kèm theo việc triển khai dự án xanh trên thực tế.
Xóa nợ hay giãn nợ chắc chắn không phải là việc làm dễ chấp nhận đối với các nước chủ nợ. Điều đó càng trở nên khó chấp nhận và thiếu công bằng nếu việc nới lỏng nợ chỉ đổi lại bằng những dự án “xanh” không có tính khả thi và thực hiện thiếu hiệu quả. Trong bối cảnh đó, việc thẩm định các dự án hay tính toán các điều kiện đi kèm một cách hợp lý là việc làm cần thiết và bắt buộc để bảo đảm thực hiện ý tưởng của IMF và WB một cách hiệu quả nhất.
Việc xóa hoặc giãn nợ phải đi kèm với đảm bảo về tính khả thi của các dự án “xanh”. (Ảnh: Kinh tế môi trường) |
Dù vậy, qua cách tiếp cận vấn đề đã cho thấy nhận thức của các thể chế tài chính đã nâng lên cũng như ý thức chia sẻ cộng đồng và hướng tới xây dựng một thế giới bền vững đã được thể hiện một cách tích cực. Điều này đúng với mục tiêu phát triển bền vững mà cộng đồng quốc tế đã cùng nhau cam kết đó là chia sẻ khó khăn, để không ai bị bỏ lại phía sau.
Hành động sớm dựa trên cảnh báo để thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu Hành động sớm dựa vào cảnh báo là một phương pháp tiếp cận có những yếu tố mới trong quản lý rủi ro thiên tai nhằm giảm thiểu các tác động của thiên tai đến các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và tăng cường khả năng phòng ngừa, ứng phó với thiên tai thông qua việc tiếp cận với các nguồn lực tài chính cho hành động sớm. |
Những sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu Xác lập tầm nhìn mới cho phát triển xanh và phát thải ròng bằng 0; đẩy mạnh huy động tài chính xanh cho khí hậu theo hình công-tư; các nước phát triển cần tăng gấp đôi tài chính chống biến đổi khí hậu… |