Hoa Kỳ ra mắt bảo tàng kỹ thuật số NFT đầu tiên trên thế giới
Công ty New Generation Technology (NGT) ở Hồng Kông (Trung Quốc) nỗ lực để phổ biến rộng rãi NFT đến công chúng Trong năm 2021, với sự phổ biến rộng rãi của các khái niệm đang phát triển như blockchain và metaverse (vũ trụ ảo), Non-fungible Tokens – NFT (tạm dịch: Mã thông báo không thể thay thế) đã “càn quét” thị trường toàn cầu và trở thành niềm yêu thích mới của những người chơi tiên phong trong thế giới tài sản kỹ thuật số. |
PONY CLUB – dự án NFT chơi game mô phỏng môn đua ngựa thu hút nhiều người nổi tiếng ở Hồng Kông (Trung Quốc) Media OutReach – Ngày 21/3/2022 – PONY CLUB – dự án Non-fungible token – NFT (loại tài sản số sử dụng công nghệ blockchain) độc quyền đầu tiên được tạo ra cho Game-Fi (lĩnh vực tài chính được game hóa, nơi người dùng có thể kiếm lợi nhuận bằng cách chơi game) ở Hồng Kông, một trò chơi mô phỏng kinh doanh trong môn đua ngựa. |
4ARTechnologies ra mắt thị trường NFT + độc đáo dành cho các tác phẩm nghệ thuật vật lý và kỹ thuật số Khi ra mắt Thị trường 4ART vào ngày 26 tháng 1 vừa qua, tổng cộng 2.179 Non-fungible token – NFT + đích thực đã được đúc với tiêu chuẩn bảo mật cao nhất có thể, thông qua Ứng dụng 4ART. Trong vòng vài giờ, NFT trị giá 355.766,56 USD đã được bán. Hiện tại, thị trường cung cấp NFT mỹ nghệ chất lượng cao + trị giá tới 1,172.024,52 USD. (https://4artmarketplace.com). |
Bảo tàng nghệ thuật kỹ thuật số NFT đầu tiên trên thế giới có diện tích hơn 3.000m2 vừa được khai trương tại thành phố Seattle (Washington, Mỹ) với mục đích "kéo lại bức màn về nghệ thuật kỹ thuật số dựa trên blockchain”, theo cách mô tả của hãng tin Reuters.
Bảo tàng kỹ thuật số NFT đầu tiên trên thế giới được khai trương ở Washington, Mỹ. Ảnh: The Newscrypto |
Bảo tàng NFT ra đời nhằm tạo ra không gian cho các nghệ sĩ, người sáng tạo, nhà sưu tập lưu giữ và trưng bày các tác phẩm nghệ thuật số dựa trên công nghệ NFT, đồng thời hướng tới việc truyền thông và hướng dẫn cho công chúng về thị trường nghệ thuật kỹ thuật số vẫn còn đang khá mới mẻ này.
“Chúng tôi nhận ra tác động của việc thưởng thức loại hình nghệ thuật này theo cách mà mọi người hay gọi là ‘sống chậm’, để từ đó có thể nhìn thấy mọi chi tiết được thể hiện bên trong tác phẩm”, Jennifer Wong, người đồng sáng lập và người phụ trách tại Bảo tàng NFT Seattle cho biết.
Bảo tàng NFT thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng và người yêu nghệ thuật. Ảnh: Vincent |
Với ông Maksim Surguy, một nghệ sĩ địa phương thì bảo tàng NFT là một giải pháp giúp những người yêu nghệ thuật có thể thưởng thức hay thậm chí sở hữu các tác phẩm nghệ thuật một cách dễ dàng hơn so với trước đây.
Giờ đây, người yêu nghệ thuật sẽ có thêm một phương pháp mới để thưởng thức và sở hữu những tác phẩm nghệ thuật cho riêng mình. Ảnh: Seattle NFT Museum |
Theo một báo cáo được công bố bởi công ty nghiên cứu thị trường Research and Markets có trụ sở tại Ireland thì thị trường dành cho các sản phẩm NFT được kỳ vọng sẽ tăng trưởng hơn 21 tỷ USD chỉ trong năm 2022.
Các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày tại bảo tàng. Ảnh: Seattle NFT Museum |
“Một NFT được xem như là một hợp đồng có mã token thể hiện quyền sở hữu tài sản nào đó. Nếu bạn sở hữu mã token này thì bạn là chủ sở hữu hợp pháp của tác phẩm”, ông Peter Hamilton, đồng sáng lập bảo tàng Bảo tàng NFT Seattle giải thích.
Có những tác phẩm nghệ thuật dựa trên công nghệ NFT được định giá hàng triệu USD. Ảnh: Seattle NFT Museum |
NFT đã và đang được ứng dụng phổ biến nhất trong các loại nội dung số như âm nhạc, tranh ảnh hay các nội dung nghệ thuật khác.
Ví dụ, khi người họa sĩ bán một bức tranh dưới dạng NFT, người mua sẽ phải trả tiền và trở thành chủ nhân của nó. Những người khác vẫn có thể xem bức tranh, nhưng chỉ người mua mới có quyền sở hữu chính thức. NFT có tiềm năng vô hạn khi có thể tồn tại trong tất cả các kiểu vật thể số: hình ảnh, video, âm thanh, chữ viết hay thậm chí là một bài đăng Twitter. NFT còn có thể là những mảnh đất trong các môi trường thế giới ảo, là trang phục số hay quyền sử dụng ví tiền mã hóa độc quyền. Việc mã hóa các tài sản có thể đem lại những lợi ích đáng kể cho cả người bán lẫn người mua. Vì tài sản NFT có thể xác thực tính thật giả, quyền sở hữu rõ ràng nên việc giao dịch mua bán cũng minh bạch, nhất là với các tác phẩm nghệ thuật mà tính thật giả rất quan trọng trong việc quyết định giá trị. Bản thân người bán cũng có thể bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và hưởng thành quả lao động một cách công bằng hơn. |
Khả năng phi tập trung của Telos Blockchain có thể cạnh tranh ngang ngửa với Bitcoin và Ethereum Telos Blockchain (mã: TLOS), nền tảng lớp 1 tuân thủ Môi trường, xã hội và quản trị (ESG) mạnh mẽ và phi tập trung nhất thế giới và là nơi có thời gian Giá trị của tiền (Time Value of Money – tEVM) công suất cao nhất, nhanh nhất thế giới tạo ra tính trung lập và phân quyền đáng tin cậy từ ít nhất 42 nút (node) xác thực khác biệt như nhau so với số lượng nhỏ hơn nhiều các nhóm khai thác chính bảo đảm Bitcoin và Ethereum. https://www.youtube.com/embed/VQIYVG8tGsE |
Hãng cung cấp dịch vụ công nghệ blockchain ChainUP ra mắt MetaBazaar – giải pháp nền tảng giao dịch NFT Mới đây, ChainUP, nhà cung cấp dịch vụ công nghệ blockchain hàng đầu thế giới, đã ra mắt giải pháp nền tảng giao dịch Non-fungible token NFT (mã thông báo không thay thế – là loại tài sản số sử dụng công nghệ blockchain để tạo ra một chuỗi mã độc nhất đại diện cho một vật phẩm nào đó và không thể thay thế) gói phần mềm – MetaBazaar. |
Công ty của Chi Bảo phát hành tác phẩm nghệ thuật trên nền tảng blockchain 2.500 tác phẩm nghệ thuật do các nghệ sĩ nổi tiếng thiết kế sẽ được ZorbaX và KardiaChain phát hành NFT trên nền tảng Blockchain. |