Hình ảnh tàu tuần tra Trung Quốc tại đá Ba Đầu thuộc Trường Sa của Việt Nam
Theo Hãng tin Reuters, các hình ảnh được chụp vào ngày 13 và 14-4 khi Philippines đưa thêm tàu tới khu vực cụm Sinh Tồn và một số thực thể khác thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Khoảng 240 tàu cá, hiện nằm rải rác ở cụm Sinh Tồn và đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ước tính tối thiểu một tàu loại này có thể đánh bắt 1 tấn cá tương đương khoảng 240.000 kg cá bị đánh bắt bất hợp pháp mỗi ngày.
Xuồng cao su của tuần duyên Philippines áp sát các tàu Trung Quốc tại đá Ba Đầu - Ảnh: REUTERS |
Theo NTF-WPS, những hành động này là đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không được kiểm soát.
Lực lượng đặc nhiệm Philippines cũng lưu ý rằng cuộc tuần tra trước đó của Cảnh sát biển Philippines (PCG) phát hiện những kẻ săn trộm đang thu gom những con nghêu lớn ở khu vực gần đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo NTF-WPS, những kẻ săn trộm nhanh chóng rời đi khi bị lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines tiếp cận.
Qua tuần tra, lực lượng đặc nhiệm Philippines phát hiện hai tàu chiến mang tên lửa lớp Houbei ở đá Vành Khăn, 1 tàu chiến lớp Corvette nằm ở đá Chữ Thập và 1 tàu kéo của Hải quân Trung Quốc nằm tại đá Xu Bi. Những khu vực trên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tàu tuần tra của Philippines tại đá Ba Đầu. Chính quyền Manila tuyên bố sẽ đưa tàu trú đóng tại khu vực để đề phòng Trung Quốc - Ảnh: REUTERS |
Theo chính quyền Philippines, phần lớn tàu Trung Quốc đã rời khỏi đá Ba Đầu nhưng tỏa ra các thực thể khác gần đó. Trong các bức không ảnh ngày 11-4, Philippines đếm được có tới 136 tàu Trung Quốc tại đá Ga Ven, hơn 60 tàu tại đá Ken Nan và lác đác tại một số thực thể khác.
Mặc dù không còn tập trung và kết thành bè lớn như ở đá Ba Đầu, các tàu Trung Quốc tại đá Ga Ven không có hoạt động đánh bắt nào tại khu vực. Ông Greg Poling, chuyên gia về an ninh biển, lưu ý loại tàu ở đá Ga Ven là tàu đánh bắt cá bằng lưới rà. Tuy nhiên, dựa trên các hình ảnh được Philippines công bố, không có tàu nào thực sự đang đánh bắt.
Lực lượng đặc trách Biển Tây Philippines (cách Manila gọi Biển Đông) khẳng định các tàu Trung Quốc tại đá Ba Đầu, Ga Ven và một số thực thể khác là tàu dân quân biển ngụy trang tàu cá. Dân quân biển là công cụ được Bắc Kinh sử dụng để quấy rối, đe dọa ngư dân nước khác nhằm thúc đẩy yêu sách vô lý trên Biển Đông.
Tàu tuần duyên Philippines triển khai xuồng cao su - Ảnh: REUTERS |
Các xuồng cao su có lợi thế tốc độ và dễ cập mạn tàu Trung Quốc hơn tàu tuần tra cỡ lớn - Ảnh: REUTERS |
Căng thẳng bùng phát từ hôm 21-3 khi lực lượng Philippines ghi nhận 220 tàu Trung Quốc xuất hiện gần đá Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối trong khi Bộ Ngoại giao Philippines yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực. Philippines hôm 13-4 cho biết đã triệu đại sứ Trung Quốc Huang Xilian hôm 12-4, yêu cầu Bắc Kinh lập tức rút tất cả tàu ở đá Ba Đầu.
Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Elizabeth Buensuceso nói với đại sứ Trung Quốc rằng Manila không hài lòng về sự hiện diện bất hợp pháp kéo dài của các tàu Trung Quốc và cho đó là nguyên nhân gây căng thẳng trong khu vực. Trước đó, Bắc Kinh viện lý do các tàu này đang neo đậu để tránh thời tiết xấu.
Xuồng tuần tra Philippines di chuyển gần nhóm tàu Trung Quốc đang neo đậu trái phép tại đá Ba Đầu - Ảnh: REUTERS |
Tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện gần một con tàu chưa rõ danh tính ở đá Ba Đầu - Ảnh: REUTERS |
Tàu hải cảnh Trung Quốc tại đá Ba Đầu. Cùng với dân quân biển, hải cảnh Trung Quốc là lực lượng được sử dụng làm công cụ đe dọa tàu bè nước khác trên Biển Đông - Ảnh: REUTERS |
Tàu cá Trung Quốc tập trung tại Đá Ba Đầu là vi phạm luật pháp quốc tế Việc Trung Quốc mới đây bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên đưa tàu vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đã làm dấy lên nhiều lo ngại về việc đảm bảo ổn định và hòa bình trong khu vực. Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài viết trên báo Quốc tế của nghiên cứu sinh TS. Trần Hữu Duy Minh, Giảng viên khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao về những hệ lụy nguy hiểm từ quyết định này của Trung Quốc. |
Trung Quốc tuyên bố ngang ngược về Trường Sa của Việt Nam Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines ngày 3.4 đã đưa ra tuyên bố ngang ngược về đá Ba Đầu trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. |
Nhiều nước lên tiếng trước thông tin hơn 200 tàu Trung Quốc tập trung ở Trường Sa của Việt Nam Nhiều nước đã lên tiếng “phản đối hành động gần đây của Trung Quốc” sau khi có thông tin khoảng 220 tàu “dân binh Trung Quốc" hiện diện gần đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. |