Hình ảnh hàng chục nồi bánh chưng đỏ lửa gợi nhớ Tết xưa gây sốt MXH
Cách bày mâm ngũ quả dịp Tết Nguyên đán 2020 đem lại nhiều may mắn |
Vãn cảnh chùa Tết: Đầu năm đi chùa Hương cầu gì để không bất kính? |
Nấu bánh chưng ngày Tết theo thuyền thống xưa. (Ảnh Báo Tri Thức Trẻ) |
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, chiếc bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp quan trọng này với đầy đủ những ý nghĩa truyền thống và hiện đại.
Thời xưa, để nấu được nồi bánh chưng ngon, các gia đình ở Việt Nam lại quây quần bên nhau gói bánh, nhóm lửa và đun nước vào mỗi chiều 29 hay 30 Tết. Trong lúc ngồi canh bánh, người lớn thì chuyện trò, uống trà, trẻ con thì háo hức nhưng không thể cưỡng lại cơn ngủ gật với mong mỏi bánh mau chín, trong khoảnh khắc giao thừa chuyển sang năm mới.
Cảnh tượng đầm ấm, thân thương ấy khó có thể phai nhạt trong tâm trí mỗi người, nhất là những người con xa xứ.
Giờ đây khi xã hội trở nên hiện đại, những chiếc bánh chưng được gói sẵn, được đặt hàng và "ship" đến tận tay khách hàng, cuộc sống xô bồ khiến người ta cảm thấy tiếc nuối và thấu hiểu những giá trị cổ truyền mà chắc hẳn, khó có thể xuất hiện thêm 1 lần trong đời.
Mới đây, trên group Trường Người Ta vừa chia sẻ hình ảnh hàng chục nồi bánh chưng đang đỏ lửa đi kèm nội dung "Trường tổ chức hội thi nấu bánh chưng" khiến nhiều người không khỏi bồi hồi, xao xuyến như cảm giác được trở về Tết xưa, của nhiều năm trở về trước.
Hình ảnh những chiếc nồi gang nấu bánh chưng bằng củi và ngọn lửa đỏ hồng của cách đây hàng chục năm đã in sâu trong tâm trí nhiều người. (Ảnh: Trường người ta) |
Học sinh tái hiện cảnh nấu bánh chưng truyền thống trong chương trình "Xuân yêu thương". (Ảnh Hồng Thắm) |
Nhiều người như được trở về tuổi thơ thời còn ngồi canh bánh chưng. (Ảnh Ngân Lang) |
Ngồi thâu đêm canh bánh, có lúc còn ngủ gật, những kỷ niệm thân thương này rất khó còn xuất hiện trong xã hội hiện đại. (Ảnh Hoàng Yến) |
Những chiếc bánh chưng truyền thống xanh và ngon. (Ảnh Đào Thị Huệ) |
Trong ngày tết cổ truyền hình ảnh gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thật là đẹp và ý nghĩa với tất cả chúng ta. Một cái tết sẽ không là chọn vẹn nếu thiếu màu xanh của bánh chưng, cuộc sống dù có bộn bề và nhiều lo toàn nhưng 1 chiếc bánh chưng dâng lên bàn thờ gia tiên chắc chắn phải có.
Thông thường các gia đình Việt có thói quen gói bánh vào ngày 27 và 28 đây là khoảng thời gian kết thúc công việc sau cả 1 năm vất vả để chuẩn bị mọi thứ cho ngày tết. Đây chính là dịp để ông bà bố mẹ và con cháu xum vầy trước không khí rạo rực của mùa xuân,bánh chưng có ý nghĩa không chỉ về mặt dinh dưỡng mà nó chính là nét đẹp trong đời sống tinh thần của dân tộc ta.