Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ hôm nay 1/8
12 tỉnh tham gia họp trực tuyến diễn đàn "EVFTA - Cơ hội hợp tác chiến lược hướng tới sự phát triển bền vững" |
Khai mạc diễn đàn 'Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá 2020' |
Sau khi được Quốc hội Việt Nam và Nghị viện EU phê chuẩn, Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ 1/8. Đây là hiệp định thương mại tự do đầu tiên mà EU ký với một nước đang phát triển ở khu vực châu Á. Đồng thời, đây cũng là hiệp định tiên tiến, mở cửa nhất Việt Nam từng tham gia với những cam kết thuận lợi chưa từng có.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao công hàm thông báo phê chuẩn EVFTA cho Đại sứ EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti ngày 18/6. |
Hai bên cam kết xóa bỏ gần như tất cả dòng thuế theo lộ trình 7-10 năm. Số ít dòng thuế còn lại cũng được hưởng hạn ngạch với thuế suất 0%. Đồng thời, EU và Việt Nam cam kết mở cửa các thị trường dịch vụ và đầu tư hấp dẫn như tài chính ngân hàng, thương mại điện tử, logistics... và những lĩnh vực mới như mua sắm chính phủ, thương mại và phát triển bền vững.
Phát biểu tại diễn đàn hợp tác thương mại và công nghiệp với đối tác EU hôm qua, ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công thương nhận định: "Việc EVFTA đi vào thực thi trong bối cảnh dịch bệnh và biến động thị trường phức tạp, khó lường, được kỳ vọng mang lại nhiều cơ hội to lớn, tạo động lực mới vực dậy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, Hiệp định cũng thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư đi vào chiều sâu, hướng tới phát triển bền vững trong thời gian tới.
Bộ Công thương cùng với hệ thống các Thương vụ Việt Nam tại EU sẽ nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp hai bên khai thác tối đa lợi thế từ Hiệp định, tích cực triển khai chương trình hành động thực thi EVFTA, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh giao thương, kết nối đầu tư, hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thâm nhập thị trường. Cùng với đó, khuyến khích những doanh nghiệp có thực lực, quyết tâm và khát vọng để kết nối đối tác với doanh nghiệp châu Âu".
Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng. |
Thứ trưởng khẳng định Chính phủ và Bộ Công thương, cùng hệ thống các Thương vụ Việt Nam tại các nước EU sẽ nỗ lực hết sức để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam về thông tin thị trường, kết nối với đối tác EU và hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thâm nhập thị trường và kinh doanh.
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng với Hiệp định Bảo hộ đầu tư EU - Việt Nam (EVIPA), EVFTA dự kiến sẽ thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng thêm 4,6% và xuất khẩu sang EU tăng thêm 42,7% vào năm 2025. Ủy ban châu Âu ước tính GDP của EU sẽ tăng thêm 29,5 tỷ USD và xuất khẩu sang Việt Nam tăng 29% vào năm 2035.
Trong 18 năm gần nhất, kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam - EU đã tăng gần 14 lần từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 56,45 tỷ USD năm 2019. Trong đó, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ), còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU (sau Singapore) tại ASEAN.
Cuộc khảo sát mới nhất trong Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho thấy 74% lãnh đạo doanh nghiệp thành viên nhận định EVFTA sẽ có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian ngắn. Về dài hạn, tỷ lệ đánh giá tích cực lên đến 90%.
Chia sẻ về kỳ vọng sau EVFTA, ông Guru Mallikarjuna, Tổng giám đốc Bosch Việt Nam, cho rằng hiệp định thế hệ mới này sẽ thúc đẩy Việt Nam nâng cao chất lượng nhân sự và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Xét về đầu tư, đối với vị doanh nhân này, EVFTA không chỉ khuyến khích đầu tư FDI, mà chính xác hơn là khuyến khích đầu tư FDI chất lượng cao, tức đầu tư vào công nghệ và các thành phần mang lại giá trị kinh tế cao trong chuỗi cung ứng. Do đó, cũng như nhiều doanh nghiệp châu Âu khác tại Việt Nam, ông chờ đợi các cơ chế thu hút FDI vào các lĩnh vực này.
Liên quan đến vấn đề này, ông cũng đề xuất các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Việt Nam trở thành đối tác của những công ty đa quốc gia. Qua đó, SMEs Việt có thể tích hợp các công nghệ, quy trình vận hành, sản xuất, kinh doanh của những đơn vị lớn này vào hoạt động hàng ngày để nâng cao năng suất và chất lượng.
Bệnh nhân ở Đà Nẵng chính thức được xác định mắc COVID-19 Kết quả xét nghiệm sáng 25/7 khẳng định bệnh nhân 57 tuổi ở Đà Nẵng nhiễm virus SARS-CoV-2. Đây cũng là ca bệnh COVID-19 thứ ... |
Nóng: Bệnh nhân ở Đà Nẵng chính thức xác định dương tính lần 3 với COVID-19, tiên lượng nặng Kết quả xét nghiệm sàng lọc lần 1 ngày 23/7 bằng phương pháp RT-PCR cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, chiều cùng ngày ... |
Những quy định quan trọng mới về BHXH có hiệu lực từ giữa tháng 7 năm 2020 Nhiều chính sách mới về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp bắt ... |