Hãy nói với con: Không học trường danh giá cũng đâu có sao
Vì sao cha mẹ giàu, có thế lực thường bất chấp để chạy trường cho con? Vì sao con cãi cha mẹ? Cha mẹ ly hôn – Những đứa trẻ sẽ lớn lên thế nào? |
Peter Gray Chuyên gia tâm lý học |
Cuối năm 2018, nước Mỹ chấn động khi hàng loạt học sinh trung học ở hai thị trấn nổi tiếng dành cho giới nhà giàu là Acton và Boxborough (bang Massachusetts) tự sát. Người ngoài cuộc có thể thấy hành động này là bồng bột, thiếu suy nghĩ. Nhưng chỉ đến lúc nhìn vào sự thật, người ta mới nhận ra: Con nhà giàu phải chịu áp lực học hành, thành tích, địa vị xã hội nhiều hơn bất cứ ai.
Những đứa trẻ có kết quả học tập xuất sắc, thông minh sáng láng sẽ được xếp vào lớp “danh dự” hay “nâng cao”, rồi lại vùi mình trong đống sách vở để đạt điểm cao.
Những học sinh này đã quen với việc thường xuyên được điểm cao. Nếu chẳng may điểm một bài kiểm tra nào đó không như ý, chắc chắn chúng sẽ vô cùng suy sụp.
Áp lực thành tích còn gây ra sự căng thẳng, mệt mỏi. Để rồi khi bị đẩy đến giới hạn, suy nghĩ dại dột sẽ nảy sinh.
Nghiên cứu đã chứng minh ngày càng có rất nhiều thanh thiếu niên rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Trong khảo sát phục vụ nghiên cứu của mình, tôi phỏng vấn một số học sinh để hiểu thêm về áp lực điểm số. Kết quả không bất ngờ nhưng vô cùng đáng lo.
Những đứa trẻ này đã quen với việc thường xuyên được điểm cao. Nếu chẳng may điểm một bài kiểm tra nào đó không như ý, chắc chắn chúng sẽ vô cùng suy sụp. |
Ngoài điểm số, các em học sinh tôi khảo sát còn cho biết bị ép tham gia từ hai câu lạc bộ ngoại khoá trở lên và phải nắm cương vị lãnh đạo như chủ tịch hoặc phó chủ tịch. Có em chia sẻ với tôi cảm giác như bị mắc kẹt ở trường bởi tất cả chỉ xoay quanh điểm số và tuân thủ quy định, không quan trọng kiến thức thu nạp được bao nhiêu.
Bao năm qua chúng ta sống với lời đồn là tốt nghiệp đại học danh giá thì sẽ mang lại lợi thế to lớn trong tương lai. Lời đồn này còn được thổi phồng lên bởi những ai không có khả năng phân biệt giữa tương quan và hệ quả.
Tốt nghiệp đại học danh tiếng có thể là chìa khóa dẫn đến một công việc với lương thưởng tốt. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa điều kiện để thành công chỉ được quyết định bởi tấm bằng đại học danh tiếng.
Bao năm qua chúng ta sống với lời đồn là tốt nghiệp đại học danh giá thì sẽ mang lại lợi thế to lớn trong tương lai. |
Những đứa trẻ xuất thân trong gia đình giàu có được kỳ vọng tiếp tục làm nảy nở khối tài sản để duy trì vị thế xã hội của gia đình. Do đó, động lực để đạt thành tích cao, để tốt nghiệp trường danh tiếng của giới nhà giàu sẽ cao hơn.
Nghiên cứu của nhà toán học Stacy Dale và nhà kinh tế học Alan Krueger được thực hiện hai lần, trên những sinh viên nhập học vào các năm 1976 và 1989 dựa trên điểm SAT (bài thi chuẩn hóa xét tuyển vào đại học của Mỹ) đều cho thấy: Nếu khả năng học tập như nhau và vị thế xã hội tương đương, việc tốt nghiệp đại học nào - danh giá hay bình thường - cũng không ảnh hưởng đến thu nhập của những sinh viên này cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra một vài ngoại lệ. Đối với sinh viên da màu hoặc thuộc khối nói tiếng Tây Ban Nha, hoặc xuất thân từ gia đình cha mẹ có học thức không cao thì việc vào đại học danh giá có tạo ra lợi thế đáng kể. Trong trường hợp này, đại học danh giá phần nào nâng cao địa vị xã hội của nhóm người này và giúp họ tạo lập thêm nhiều mối quan hệ hơn; đặc biệt đây là đối tượng được ưu tiên trao học bổng.
Thu nhập là một thước đo thành công nhưng có phải là thước đo duy nhất? Liệu còn thước đo nào khác ý nghĩa hơn ?
Khảo sát của Pew năm 2014 về mức độ hài lòng với cuộc sống gia đình, tình trạng tài chính và công việc hiện tại của các sinh viên đại học chỉ ra: Vào đại học công hay tư không cho kết quả khác biệt. Khảo sát còn đề cập đến xuất thân gia đình của người tham gia nhưng kết quả vẫn không khác nhau rõ rệt.
Một khảo sát khác trên 30,000 sinh viên đã tốt nghiệp do Trung tâm Gallup và Đại học Purdue phối hợp thực hiện để đánh giá mức độ gắn kết với công việc - bao gồm độ hứng thú lẫn sự ràng buộc - cho thấy không hề có mối liên hệ nào giữa các tiêu chí khảo sát với đại học từng theo học, dù trường tư hay công, quy mô nhỏ hay lớn. Điểm khác biệt là cuộc sống và trải nghiệm thời sinh viên mà thôi.
Học đại học nào không quan trọng cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Yếu tố quyết định tương lai là sinh viên học được gì và áp dụng trong công việc lẫn cuộc sống khi trưởng thành thế nào. |
Nói chung, các nghiên cứu đều đã chỉ ra: Dù vào trường nào thì những người chăm chỉ tìm kiếm cơ hội học tập, học hỏi nhiều từ giáo sư sẽ chủ động và năng nổ hơn trên con đường sự nghiệp sau này.
Yếu tố quyết định tương lai là sinh viên học được gì và áp dụng trong công việc lẫn cuộc sống khi trưởng thành. Ở Mỹ, ngoài điểm số cao, thành tích thể thao hay hoạt động ngoại khóa cũng là yếu tố để xét tuyển đại học.
Tôi viết những điều này cũng để muốn cha mẹ, giáo viên và cả các em học sinh hãy thoải mái tư tưởng, đừng tự làm mình căng thẳng nữa. Điểm số có quan trọng bằng niềm vui của con trẻ không?
Chúng ta tự tạo ra những định kiến rằng đời là cuộc đua khốc liệt và chỉ bằng cách học thật giỏi, điểm thật cao, tốt nghiệp đại học danh giá thì mới bứt phá được.
Nhưng có thật là thế giới cạnh tranh khốc liệt đến thế? Với kinh nghiệm cá nhân, tôi cho rằng nếu biết cách phối hợp, giúp đỡ người khác thay vì chỉ chăm chăm lo cho thành tựu của bản thân, mình sẽ luôn hạnh phúc.
Và sống hạnh phúc đã là thành công.
Xem thêm:
Có gì trong 6 điều mẹ dạy con gái vén khéo trong bếp, tiết kiệm chi tiêu? 6 điều mẹ dạy con gái vén khéo trong bếp núc, tiết kiệm trong chi tiêu thật giản dị nhưng cũng thật ý nghĩa. |
Chạy trường cho con ở Mỹ, phụ huynh nhận kết cục đi tù Ngoài nộp tiền phạt hành chính, các phụ huynh Mỹ nếu chạy trường cho con còn phải đối mặt với việc phải ngồi tù. |
Chạy điểm cho con, nhiều phụ huynh đối mặt án 20 năm tù TĐO - Liên quan đến vụ án "chạy điểm" lớn nhất từng bị phanh phui tại Mỹ với giá trị tổng cộng lên tới 25 triệu ... |