Hàng không nội địa Việt Nam phục hồi nhanh nhất thế giới
Cũng trong danh sách này, khu vực Đông Nam Á, ngoài Việt Nam đứng vị trí số 1 còn có Indonesia đứng thứ 8, Malaysia thứ 9, Philippines thứ 13 và Thái Lan đứng thứ 24.
Thị trường hàng không nội địa Việt Nam phục hồi nhanh nhất thế giới, với đà tăng trưởng là 123% so với cùng kỳ năm 2019 - Ảnh minh họa |
Số liệu từ Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, các chuyến bay khai thác nội địa đã có sự bứt phá trong 6 tháng đầu năm 2022. Lượng hành khách và sản lượng hàng hóa tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2021.
Lượng hành khách thông qua các cảng hàng không đạt 40,7 triệu khách, tăng 56,8% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, khách quốc tế đạt 1,8 triệu khách, tăng 904,6%. Khách nội địa đạt 38,9 triệu khách, tăng 52,6%.
Các hãng hàng không nội địa đã vận chuyển 20,1 triệu khách, tăng 56,1% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, số lượng khách quốc tế đạt 667.000 khách, tăng 1.033%. Khách nội địa đạt 19,5 triệu khách, tăng 51,8%.
Theo dự kiến trong năm 2022, các cảng hàng không trên cả nước sẽ đón khoảng 87,8 triệu khách, tăng 190% so với năm 2021. Riêng khách quốc tế dự kiến đạt khoảng 5 triệu khách, tăng 844% và khách nội địa đạt khoảng 82,8 triệu khách, tăng 178,4%.
Đối với hàng hóa, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng hàng không trong 6 tháng đầu năm ước đạt 765.000 tấn, tăng 30,6% so với cùng kỳ 2021. Dự kiến trong năm 2022, sản lượng sẽ đạt khoảng 1,5 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2021.
Phân tích của Airbus phối hợp với Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế dựa trên kết quả thống kê các số chuyến bay từ flightrada 24 and Airbus estimate |
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, triển vọng phát triển hàng không Việt Nam trong năm nay và thời gian tới khá rõ nét, nhiều khả năng sẽ là lĩnh vực dẫn đầu sóng phục hồi trở lại sau dịch với hàng loạt đường bay nội địa, quốc tế được khôi phục và mở rộng. Các chuyến bay khai thác nội địa đã có sự bứt phá, các chuyến bay quốc tế đưa khách nước ngoài cũng sôi động trở lại.
Trong thời gian qua, nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nhất là hàng không, du lịch, dịch vụ liên quan. Do vậy, khi nền kinh tế phục hồi, các khu vực này được dự đoán là sẽ bật tăng mạnh khi nhu cầu đi lại và du lịch đã bị nén quá căng trong thời gian qua.
Hiện tại, các hãng hàng không Việt Nam cũng như quốc tế đã khôi phục phần lớn các đường bay đến các thị trường truyền thống, tuy nhiên, lượng khách quốc tế chủ yếu vẫn là khách công vụ, thăm thân, kinh doanh, mà lượng khách du lịch, nguồn khách chính của ngành hàng không vẫn còn rất hạn chế.
Các thị trường du lịch lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) vẫn chưa được kích hoạch mạnh mẽ do các quốc gia này vẫn duy trì các biện pháp chống dịch ở những mức độ khác nhau, chưa tạo điều kiện cho du lịch quốc tế.
Hội doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc chung tay đưa sản phẩm Việt ra thế giới Hội doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc vừa phối hợp với Sở công thương tỉnh Sơn Đông tổ chức Hội nghị triển lãm trực tuyến thương mại song phương Việt Nam - Sơn Đông (Trung Quốc). |
Các ngành sản xuất của Việt Nam đang hồi phục và phát triển nhanh chóng Đây là nhận định của ông Dan Rees - Giám đốc toàn cầu Chương trình Better Work (Việc làm tốt hơn) tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh ngày 16/5. Buổi làm việc nhằm trao đổi về chiến lược của Chương trình Better Work cho giai đoạn mới 2023-2027 hướng tới mở rộng hơn về quy mô, nhân rộng thêm những tác động tốt đẹp kế thừa từ giai đoạn trước đó. |