Hội doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc chung tay đưa sản phẩm Việt ra thế giới
Trường trung học Hàn Quốc đưa tiếng Việt vào mô hình hướng nghiệp Trường THPT công lập Myeonmok (Myeonmok High School) là ngôi trường đã đưa tiếng Việt vào giảng dạy, trở thành trường THPT đầu tiên ngoài khối chuyên ở Hàn Quốc tổ chức việc dạy tiếng Việt cho học sinh bậc THPT. |
Kết nối cung cầu công nghệ trực tuyến giữa doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) Ngày 19/5, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng, Trung tâm Phát triển Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo kết hợp với Hiệp hội Phát triển Kinh tế Văn hoá Giáo dục Đài - Việt tổ chức Phiên kết nối cung cầu công nghệ trực tuyến giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc). |
Tại buổi khai mạc, bà Lữ Vĩ – Phó giám đốc Sở công thương tỉnh Sơn Đông bày tỏ lòng biết ơn về sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và sự nhiệt tình đồng hành của Hội doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc. Bà nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những thị trường xuất nhập khẩu quan trọng nhất của tỉnh Sơn Đông trong các Quốc gia thành viên ASEAN.
Quý I năm 2022, tỉnh Sơn Đông và Việt Nam đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 17 tỷ NDT, tăng 16,7%, trong đó xuất khẩu sang Việt Nam là 12,1 tỷ NDT tăng 13,7 % ; Việt Nam xuất khẩu vào Sơn Đông đạt 4,97 tỷ NDT, tăng 24,7% và chiếm 14,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các nước ASEAN. Qua đó, bà mong muốn, hội nghị sẽ mở ra lĩnh vực mới trong quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa Sơn Đông và Việt Nam theo hướng cùng có lợi, cùng phát triển.
Bà Lữ Vĩ – Phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Sơn Đông phát biểu tại hội nghị. |
Trong phiên khai mạc, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Tham tán Kinh tế Trần Thanh Hải đã phát biểu chia sẻ: “Việt Nam và Trung Quốc hiện là đối tác thương mại quan trọng của nhau. Kể từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc 18 năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam; Việt Nam có nhiều năm liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực ASEAN và hiện là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu.
Tỉnh Sơn Đông là địa phương có nền kinh tế phát triển phía Đông Trung Quốc, với nhiều năm liền lọt top 3 địa phương có GDP đứng đầu toàn Trung Quốc. Một số ngành như: sản xuất ô tô, vật liệu mới và công nghiệp hóa chất là thế mạnh của tỉnh, cũng là một số lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt Nam hết sức quan tâm. Tỉnh Sơn Đông cũng có quan hệ hợp tác sâu rộng với các địa phương của Việt Nam, đặc biệt có quan hệ kết nghĩa, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với thành phố Đà Nẵng của Việt Nam.
Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Tham tán Kinh tế Trần Thanh Hải đã phát biểu tại hội nghị. |
Trong bối cảnh đó, Hội chợ triển lãm trực tuyến thương mại hai chiều Sơn Đông - Việt Nam được tổ chức, sẽ tạo cơ hội tốt để doanh nghiệp hai nước tìm hiểu, kết nối hợp tác kinh doanh, từ đó thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam với tỉnh Sơn Đông, đồng thời góp phần làm sâu sắc mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc".
Tiến sĩ Trà My - Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc phát biểu tại hội nghị. |
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Tiến sĩ Trà My - Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc nhấn mạnh: Sơn Đông là địa bàn hoạt động rất mạnh vì trụ sở thường trực của hiệp hội nằm ở trung tâm thành phố Yên Đài tại tỉnh này. Tuy đang hoạt động với tư cách lâm thời, nhưng hội đang đi theo đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đoàn kết phát huy nguồn lực doanh nghiệp kiều bào quốc tế, tích cực cống hiến, góp phần hỗ trợ kết nối nhiều hơn nữa cho sự phát triển của giao thương song phương Việt – Trung.
Ông Lê Quang Huy - Tổng Giám đốc của Công ty Caty Food bày tỏ, thương hiệu Mì Thanh long VinaCaty, sản xuất theo công nghệ Nano, là giải pháp đầu ra cho trái cây Thanh long Việt Nam ta và doanh nghiệp đang rất mong muốn, sớm thành công vào được thị trường tỷ dân này. |
Tiến sĩ Trà My thông tin, Hội nghị triển lãm lần này có sự tham dự của 300 doanh nghiệp Trung Quốc, và hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam. Các phiên giao thương 1 đối 1 đã liên tục được tiến hành từ ngày 23 đến 31/5/2022. Để giải quyết vấn đề bất đồng về ngôn ngữ, Hội doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc đã lập ra tổ phiên dịch gồm 15 thành viên của hiệp hội để phụ trách hỗ trợ cho doanh nghiệp 2 nước trao đổi hiệu quả hơn.
Kem Sầu riêng, một sản phẩm từ đặc sản trái cây Việt, hy vọng sớm tìm được cánh cửa vào thị trường Trung Quốc. |
"Tất cả mọi vùng miền khắp Bắc Trung Nam trên lãnh thổ quốc gia chúng ta, còn rất nhiều những doanh nhân đang nỗ lực miệt mài nghiên cứu và tìm hướng đi cho sản phẩm thương hiệu mình. Chính vì vậy, trong kỳ tới, chúng tôi sẽ tập trung đăng tin về giải pháp đầu ra cho sản phẩm Việt với thị trường Trung Quốc", Tiến sĩ Trà My chia sẻ.
Hội nghị Gặp gỡ Hàn Quốc năm 2022: Kết nối địa phương Việt Nam khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và các đối tác Hàn Quốc Sáng 13/5, Hội nghị Gặp gỡ Hàn Quốc năm 2022 tại Bình Định với chủ đề "Hội tụ nguồn lực, chung tay phát triển" đã khai mạc với sự tham dự của gần 500 đại biểu. Hội nghị do Bộ Ngoại giao, tỉnh Bình Định và Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc. |
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam với các nhà nhập khẩu đồ uống Trung Quốc Các doanh nghiệp Trung Quốc tham dự “Hội nghị giao thương trực tuyến đồ uống Việt Nam - Trung Quốc 2022” đến từ Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Côn Minh và Nam Ninh. |