Hải quan "vênh" đăng kiểm, doanh nghiệp loay hoay
Tổng cục Hải quan ra quân phòng chống buôn lậu dịp cận Tết Tổng cục Hải quan cho biết, từ ngày 15/11/2019 đến 15/2/2020, đơn vị sẽ mở cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, ... |
Hải quan Hải Phòng: Minh bạch hơn với hệ thống giám sát hải quan tự động Được Cục Hải quan TP Hải Phòng nghiên cứu và triển khai từ năm 2017, đến nay, hệ thống quản lý Hải quan tự động ... |
Loạt thủ tục hải quan mới vừa được Bộ Tài chính công bố là gì? Sau quyết định số 911/QĐ-BTC về việc công bố thủ tục hành chính (TTHC) mới, mới đây Bộ Tài chính tiếp tục công bố quyết ... |
Hải quan không chấp nhận
Nguồn tin của báo Thời Đại cho biết một công ty in điện tử có nhà máy tại Khu Công nghiệp Bá Thiện, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (gọi tắt là "công ty nhập khẩu") đang gặp phải tình huống bi hài khi nhập một thiết bị về Việt Nam. Trong khi Hải quan Vĩnh Phúc, Cục Đăng kiểm tiếp tục tranh cãi về hàng loạt vấn đề thì công ty lãnh đủ khi hàng hóa nằm chờ ở cửa khẩu nhiều ngày đến nay vẫn chưa thông quan được.
Cụ thể, giữa tháng 12/2019, Công ty nhập khẩu tiến hành nộp phiếu đăng ký kiểm tra chất lượng cho xe nâng điện nhập khẩu tại Chi cục Đăng kiểm 1 Hà Nội và được cấp số đăng ký để tiến hành mở Tờ khai Hải quan tại Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc.
Trụ sở Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc. |
Về thông tin hàng hoá, theo tìm hiểu của phóng viên, đây là xe nâng vận hành bằng điện (ắc qui) và không có động cơ nên trên xe không có số khung, số máy và công suất động cơ điện nâng 1.6KW. Xe được điều khiển để di chuyển trong nhà máy và sử dụng tay cầm điều khiển.
Công ty nhập khẩu sau khi tiến hành các bước kiểm tra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam về quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng xe nâng nhập khẩu thì được hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng xe nâng nhập khẩu tại Chi cục đăng kiểm số 1 và đã được Chi cục Đăng kiểm số 1 (là đơn vị trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam) chấp nhận đơn đăng ký.
Vậy nhưng, khi Công ty truyền tờ khai và nộp phiếu đăng ký cho Chi Cục Hải quan Vĩnh Phúc thì nhận được trả lời rằng doanh nghiệp phải khai báo rõ xe nâng điện có động cơ hay không - điều này có nghĩa phải nêu rõ số khung, số máy, công suất của xe nâng. Nguồn tin từ đăng kiểm cho biết: Theo phản hồi của Chi chục Hải quan Vĩnh Phúc, cơ quan đăng ký kiểm tra chất lượng xe nâng là Cục đăng kiểm theo điều 5, thông tư 89/2015/BGTVT, không phải là Chi cục đăng kiểm.
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Văn Đức – Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc giải thích: “Về mặt nghiệp vụ, xe nâng là trường hợp bắt buộc phải Cục đăng kiểm thực hiện kiểm tra. Cái xuất trình của doanh nghiệp là kiểm định của Chi cục 1. Chi cục 1 chỉ có chức năng kiểm định trong lưu thông thôi. Kiểm tra đăng kiểm để nhập khẩu thì phải là Cục đăng kiểm”.
Đối với việc đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước cho xe nâng nhập khẩu, theo Công văn số 3243/GSQL-TCHQ thì hiện tại Bộ GTVT vẫn là đơn vị thực hiện kiểm định loại xe này theo đúng chức năng nhiệm vụ và tại công văn số 5662/BGTVT-KHCN thì các Cơ quan đăng kiểm thuộc Bộ GTVT sẽ thực hiện việc kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu cho mặt hàng có mã HS 8427.
Một sản phẩm xe nâng (Ảnh minh hoạ) |
Theo tìm hiểu của phóng viên và tham khảo ý kiến của luật sư, chuyên gia trong ngành, việc đăng ký của doanh nghiệp (nếu đúng như thông tin công ty nhập khẩu cung cấp) là phù hợp với thông tư 41/2018/BGTVT về mặt hàng có mã HS 8427 này (?). Còn tại sao hàng hoá của công ty vẫn nằm im ở cửa khẩu đợi thông quan, theo lý giải của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc thì do công ty xuất trình “Đăng ký kiểm tra” do Chi cục Đăng kiểm số 1 – Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp, không đúng theo yêu cầu của thông tư 89/2015/BGTVT là phải do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp.
Đăng Kiểm nói đúng quy định
Để làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên đã liên hệ với Phòng Công nghiệp (Cục Đăng kiểm Việt Nam) và được ông Nguyễn Thế Tiến – Phó trưởng phòng giải thích: Nếu là phần xe máy chuyên dùng, ôtô thì áp dụng theo Thông tư 89/2015/BGTVT. Riêng phần xe nâng mà không có động cơ di chuyển, nó chỉ là bằng đẩy tay thôi thì sẽ do Phòng Công nghiệp chỉ đạo các đơn vị tiếp nhận để làm. Điều đó có nghĩa Đăng ký kiểm tra của Chi cục Đăng kiểm số 1 là đúng quy định.
Ông Tiến khẳng định: “Cái đấy (xe nâng điện của doanh nghiệp – pv) không thuộc xe máy chuyên dùng, vì cái đấy là đẩy tay chứ có động cơ di chuyển đâu?”.
Chờ Tổng Cục Hải quan, Cục Hải quan Hà Nội phân xử? Để đảm bảo thông tin khách quan, phóng viên đã liên hệ với Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội (đơn vị cấp trên của Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc). Tuy nhiên, Cục trưởng Hải quan Hà Nội ông Dương Phú Đông vẫn chưa có phản hồi. Phóng viên cũng đã liên hệ với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn nhằm tìm tiếng nói giúp tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp cũng như góp phần làm rõ tranh cãi giữa các cơ quan đang khiến doanh nghiệp gặp khó. Ngay trong ngày 19/12, Cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn đã có phản hồi và giao cho cán bộ, đơn vị chức năng trực tiếp theo dõi sát sao vụ việc nhằm thão gỡ sớm nhất cho doanh nghiệp đúng như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khi doanh nghiệp có vướng mắc với ngành hải quan. Tổng Cục Hải quan cho biết hiện (chiều tối 20/12) vẫn chưa nhận được báo cáo của Cục Hải quan Hà Nội (cơ quan cấp trên trực tiếp của Hải quan Vĩnh Phúc) về vụ việc cụ thể trên, nhưng sẽ thông tin sớm nhất cho báo chí khi có diễn biến mới. |
Cũng trong ngày 19/12/2019, theo tài liệu phóng viên có được, Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc đã có văn bản gửi Cục Hải quan TP. Hà Nội báo cáo vướng mắc xung quanh việc cơ quan cấp đăng ký kiểm tra chất lượng xe nâng.
Theo đó, Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc đề nghị cơ quan cấp trên cho biết, với các quy định và văn bản hướng dẫn, Chi cục Đăng kiểm 1 có thẩm quyền cấp Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu (xe nâng) hay không?
Đồng thời, để thống nhất thực hiện thủ tục hải quan đối với mặt hàng xe nâng nhập khẩu, Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc đề xuất: Chỉ chấp nhận Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp để làm thủ tục hải quan, trừ trường hợp có Uỷ quyền hoặc phân công nhiệm vụ.