Góp phần thay đổi tích cực đến kiến thức và thực hành của người chăm sóc trẻ
CPA Australia: Các chuyên gia tài chính lạc quan một cách thận trọng về triển vọng kinh tế Hồng Kông (Trung Quốc) Theo một cuộc khảo sát mới nhất của CPA Australia, một trong những tổ chức kế toán chuyên nghiệp lớn nhất thế giới, triển vọng kinh tế Hồng Kông đã được cải thiện và phù hợp với mức tăng trưởng khiêm tốn trong năm tới. |
MYI triển khai dự án tín dụng vi mô hỗ trợ các người buôn bán nhỏ tại TP Cần Thơ Với mong muốn hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập, Tổ chức Merry Year International (MYI) vừa có đề xuất triển khai dự án tín dụng vi mô hỗ trợ các người buôn bán nhỏ tại TP Cần Thơ. |
Tọa đàm được tổ chức với mục đích giới thiệu phương pháp đánh thức tiềm năng não bộ (PP ĐTTNNB) và mô hình can thiệp phối hợp giữa y tế và giáo dục cho trẻ 0-3 tuổi để trẻ phát triển toàn diện, phát huy tối đa khả năng; chia sẻ kinh nghiệm triển khai dự án “Phát triển trí tuệ cho tương lai tươi sáng”, bao gồm các hoạt động tích hợp PP ĐTTNNB vào các hoạt động thường quy của ngành y tế và giáo dục; học hỏi từ các mô hình chăm sóc phát triển trẻ thơ toàn diện từ các tổ chức khác; thu thập các ý kiến đóng góp/phản hồi từ các Cơ quan ban ngành, Tổ chức phi chính phủ khác, nhằm có cơ sở để tiếp tục chỉnh sửa tài liệu về PP ĐTTNNB và rà soát các hoạt động dự án.
Tổ chức Cứu trợ Trẻ em phối hợp cùng Ủy ban nhân dân, Phòng Giáo dục & Đào tạo và Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn, Yên Bái thực hiện dự án “Phát triển trí tuệ cho Tương lai tươi sáng” (dự án) giai đoạn 2020-2022. Dự án hướng tới mục tiêu “Trẻ em từ 0-3 tuổi tại huyện Văn Chấn sẽ phát huy hết khả năng thông qua các biện pháp hỗ trợ phát triển về sức khỏe và giáo dục”.
Quang cảnh toạ đàm. |
Sau hai năm thực hiện, dự án đã triển khai thí điểm và thu thập bằng chứng của việc áp dụng phương pháp đánh thức tiềm năng não bộ (PP ĐTTNNB) và mô hình can thiệp phối hợp giữa hai ngành giáo dục và y tế tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; đồng thời phát triển các tài liệu hướng dẫn và thử nghiệm tích hợp PP ĐTTNNB vào hoạt động thường quy của ngành giáo dục và y tế dành cho trẻ từ 0 – 3 tuổi.
Qua 2 năm thực hiện, dự án đã góp phần thay đổi tích cực đến kiến thức và thực hành của người chăm sóc trẻ (NCST) trong việc chăm sóc trẻ ở độ tuổi từ 0 đến 3.
Theo kết quả báo cáo, trong năm thứ hai áp dụng PP ĐTTNNB, kiến thức của NCST về chăm sóc đáp ứng và hỗ trợ phát triển tăng mạnh từ 46% lên đến 76%. Tương tự, việc thực hành các bí quyết chăm sóc đáp ứng và hỗ trợ phát triển về giáo dục và sức khỏe cho trẻ cũng có những thay đổi đáng kể.
Cụ thể, 59% NCST đã áp dụng PP ĐTTNNB trong quá trình chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó, PP ĐTTNNB cũng đang được thử nghiệm tích hợp vào các hoạt động thường quy của ngành Giáo dục và Y tế địa phương. Từ tháng 9-11/2021, các giáo viên/nhân viên của 5 trường mầm non (Thượng Bằng La, Tân Thịnh, Hoàng Văn Thọ, Minh An, Sơn Thịnh) tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã thực hiện 295 hoạt động thường quy có tích hợp PP ĐTTNNB; trong khi các nhân viên y tế của 4 trạm y tế (Thượng Bằng La, Tân Thịnh, Đại Lịch, Minh An) đã hoàn thành thử nghiệm 111 hoạt động có tích hợp PP ĐTTNNB.
Buổi tọa đàm cũng có sự tham gia chia sẻ về các mô hình Chăm sóc phát triển trẻ thơ toàn diện của Tổ chức Plan, Tổ chức World Vision, Qũy nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF, Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD). Bên cạnh đó, các cơ quan ban ngành, tổ chức phi chính phủ hoạt động trên cùng lĩnh vực cũng đã trao đổi và thảo luận về kế hoạch triển khai và nhân rộng mô hình các dự án trong năm 2022 để tiếp tục nỗ lực mang đến môi trường phát triển lành mạnh cho trẻ em.
Ông Vương Đình Giáp, Giám đốc Thực hiện Chương trình của tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam. |
Phát biểu tại sự kiện, ông Vương Đình Giáp, Giám đốc Thực hiện Chương trình của tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam cho biết: “Với dự án này, mô hình PP ĐTTNNB được giới thiệu lần đầu tiên tại Việt Nam. Chúng tôi mong muốn chia sẻ toàn bộ kinh nghiệm có được và hy vọng sẽ từng bước hoàn thiện mô hình này ở Việt Nam. Từ những chia sẻ quý báu từ các diễn giả, tọa đàm sẽ mang đến những thông tin hữu ích, những cơ hội hợp tác tiềm năng. Những ý kiến đóng góp của quý vị sẽ giúp chúng tôi có thể thực hiện tốt hơn nữa các hoạt động Chăm sóc phát triển trẻ thơ toàn diện. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động chính sách để nhân rộng các tác động tích cực của phương pháp Đánh thức Tiềm năng Não bộ trong cộng đồng. Với sự nỗ lực này, chúng tôi hi vọng sẽ mang đến những khởi đầu tích cực để mọi trẻ em có thể phát huy hết tiềm năng của mình".
Bà Vũ Thị Kim Hoa – Phó Cục trưởng Cục Trẻ em chia sẻ tại toạ đàm. |
Bà Vũ Thị Kim Hoa – Phó Cục trưởng Cục Trẻ em chia sẻ: “Tôi đánh giá rất cao các kết quả đạt được của dự án “Phát triển trí tuệ cho tương lai tươi sáng” tại tỉnh Yên Bái qua 2 năm thực hiện. Các hoạt động dự án được triển khai bởi Tổ chức Cứu trợ Trẻ em rất phù hợp với định hướng và yêu cầu của Quyết định 1437 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018-2025. Chúng tôi mong muốn tiếp tục trao đổi và hợp tác cùng Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và các Tổ chức quốc tế, Viện nghiên cứu... để đưa kinh nghiệm và các bài học từ dự án vào hướng dẫn chung để phát triển trẻ thơ toàn diện tại các địa phương, đảm bảo tính bền vững của phương pháp ĐTTNNB".
Chuyển trạng thái an toàn để phát triển kinh tế, đưa chính quyền gần dân, gần doanh nghiệp hơn Kết luận Hội nghị sáng 26/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu đưa chính quyền gần dân hơn, gần doanh nghiệp hơn; doanh nghiệp, người dân đến với chính quyền gần hơn. Với các giải pháp dựa trên cơ sở thực tiễn, khoa học, chúng ta có thể yên tâm, tự tin để chuyển đổi trạng thái, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế. Thời gian tới, chúng ta cần có giải pháp căn cơ, chiến lược hơn trong phòng phòng dịch, xây dựng một nền kinh tế tự chủ, tự cường, nâng cao năng lực ngành y tế và phát triển ngành công nghiệp dược. |
Các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam phối hợp hỗ trợ trẻ em mồ côi vì COVID-19 Vào ngày 24/9/2021, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), tổ chức Saigon Children’s Charity (saigonchildren) và Trung tâm nâng cao năng lực, Hỗ trợ phụ nữ và trẻ em (CSWC) phối hợp khởi động chiến dịch hỗ trợ cho trẻ em mồ côi vì COVID-19 mang tên “Em không lẻ loi”. Chiến dịch hướng đến mục tiêu kêu gọi ủng hộ từ các nguồn lực trong xã hội để cung cấp những hỗ trợ khẩn cấp cũng như dài hạn cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mất cha, mẹ, hoặc người chăm sóc chính vì dịch bệnh COVID-19. |