Giúp ngư dân có thêm kiến thức khi đi biển
Quảng Ngãi: Dân bất an vì biển xâm thực mạnh |
Quảng Ngãi: Cứu 3 ngư dân bị sóng đánh chìm trong đêm |
Tuyên truyền cho ngư dân về quy định IUU. Ảnh: Đức Thọ/TTXVN |
Để nâng cao kiến thức phòng ngừa tai nạn, rủi ro và an toàn đi biển cho bà con ngư dân khi tham gia đánh bắt thủy, hải sản trên biển cũng như chấp hành tốt quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn hàng hải 1979 (Công ước SAR79), ngày 30/11, tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phối hợp với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Cục Hàng hải Việt Nam), Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong thực hiện quy định pháp luật về đảm bảo an toàn, tìm kiếm cứu nạn trên biển. Hội nghị đã thu hút được hơn 100 bà con ngư dân tham gia.
Theo Trung tá Bùi Đắc Kiên, đại diện Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, qua thống kê nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tai nạn trên biển là một lực lượng không nhỏ ngư dân còn chủ quan khi cho tàu ra khơi đánh bắt khi tàu, thuyền chưa đáp ứng yêu cầu về công tác kiểm định, chưa trang bị đủ các trang bị cứu sinh, trang bị về an toàn đi biển. Vì vậy, buổi tuyên truyền ngày hôm nay sẽ giúp bà con ngư dân nâng cao kiến thức về những vấn đề trên.
Tại buổi tuyên truyền, Trung tá Bùi Đắc Kiên đã thông tin tới ngư dân về ba nội dung quan trọng: Giới thiệu cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; giới thiệu một số vấn đề chung về tìm kiếm cứu nạn trên biển và giới thiệu Công ước SAR 79 và một số quy định luật pháp quốc tế và Việt Nam về tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Tại buổi tuyên truyền, đại diện Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam cũng đã cung cấp cho bà con ngư dân những kiến thức cần thiết về tình huống nguy cấp, những xử trí khi không có may gặp phải sự cố trên biển, các kỹ năng mặc áo phao, hướng dẫn công tác sơ cấp cứu y tế cũng như việc sử dụng các phương tiện liên lạc hiệu quả nhất khi đánh bắt xa bờ...
Đại diện Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã trao tặng bà con ngư dân 4 phao bè, 10 phao áo và 150 phao tròn. Bên cạnh đó, ngư dân cũng được trung tâm phát tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền về an toàn, an ninh trên biển, cách điều khiển tàu thoát khỏi vùng ảnh hưởng của bão, cách duy trì sự sống trên biển cũng như cách thức gặp sự cố tai nạn trên biển thì cần liên lạc với đầu mối nào để được trợ giúp…
Cũng tại hội nghị, đại diện Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình đã tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật những thông tin, nội dung cơ bản về: Các hành vi vi phạm “Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định” (IUU) và tác hại của khai thác IUU; hướng dẫn 1 số quy định cho ngư dân khi ra khơi khai thác hải sản; quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá mất tín hiệu kết nối, vượt ranh giới cho phép trong quá trình hoạt động trên biển; quy định xử phạt một số lỗi thường gặp về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Lập Thành, trú tại phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn cho biết, qua buổi tuyên truyền ngày hôm nay, ngư dân đã được nâng cao nhiều kiến thức đi biển như hoạt động tìm kiếm cứu nạn, sơ cứu trên biển, những hành vi bị cấm khi đánh bắt, khai thác thuỷ hải sản trên biển....
Còn theo ngư dân Nguyễn Văn Hoà, trú tại tổ dân phố Tân Mỹ, phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn qua buổi tuyên truyền bản tôi đã được cán bộ chia sẻ nhiều nội dung bổ ích; trong đó đặc biệt là được thông tin về các hành vi vi phạm khi đánh bắt chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU…Qua những kiến thức được học hỏi ngư dân chúng tôi có thể hỗ trợ nhau trên biển tốt hơn.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Hoà, cũng băn khoăn về vấn đề xử lý vi phạm về bằng cấp. Hiện nay đa số chủ tàu đều thuê các lao động khác làm thuyền trưởng hoặc trực tiếp làm thuyền trưởng, còn lại các vị trí như máy trưởng và thuyền viên đều đi thuê.
Tuy nhiên, làm được một thời gian là những lao động này vì nhiều lý do lại xin nghỉ dẫn tới nhiều chủ tàu thiết hụt nhân sự này, dẫn đến việc vi phạm bằng cấp. Để giải quyết vấn đề này, ngư dân chúng tôi kiến nghị nhà nước sớm nghiên cứu sửa đổi quy định cho phép thuyền trưởng đồng thời có thể học thêm bằng máy trưởng.
Bình Định: Trao hơn 100 suất học bổng Vừ A Dính cho con em ngư dân Quỹ học bổng Vừ A Dính và Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu đã tổ chức trao 110 suất học ... |
Tàu cá hợp sức “tác chiến” trên biển Ngư dân làm nghề lưới vây trũ bao ở Khánh Hoà đã nghĩ ra cách hợp sức “tác chiến” trên biển, rồi đưa cá vào ... |
Phát triển kinh tế biển song song với bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Các đại biểu đề xuất cần nghiên cứu chính sách an sinh xã hội phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh tế trên biển ... |