Giúp đỡ doanh nghiệp hai nước tăng cường hiểu biết về nhau
Hội thảo trực tuyến Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil 2021 kết nối cung - cầu doanh nghiệp 2 nước Ngày 2/12, Thương vụ Việt Nam tại Brazil đã phối hợp với Hiệp hội Thương mại Bang Sao Paulo tổ chức Hội thảo trực tuyến Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil năm 2021. Tại Hội thảo, đại diện Thương vụ Brazil và Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) Việt Nam đã ký kết một số nội dung hợp tác đầu tư và thương mại giữa 2 nước trong thời gian tới. |
Beetech Solutions - Giúp quản trị doanh nghiệp Việt vươn tầm cao mới Với giải pháp tối tân SAP Business One, Beetech đáp ứng tối đa nhu cầu quản trị, trở thành người bạn đồng hành của doanh nghiệp trên con đường đổi mới thành công. |
Thành tựu 45 năm
Chia sẻ với báo chí về quan hệ hai nước, Đại sứ Philippines tại Việt Nam Meynardo LB. Montealegre chia sẻ: 45 năm qua giữa Philippines và Việt Nam chỉ là bước khởi đầu cho một mối quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn trong những năm tới. Với việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược cách đây hơn 5 năm, hai nước đang sẵn sàng tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa trong các lĩnh vực như hợp tác hàng hải, bảo vệ tài nguyên biển và quản lý các hệ sinh thái biển và ven biển, tiếp tục trao đổi đoàn cấp cao, tham vấn thường xuyên trên cả lĩnh vực chính trị và kinh tế, hợp tác trong các lĩnh vực khác như nông nghiệp và lâm nghiệp, y tế, giáo dục, lao động, công nghệ thông tin và truyền thông, thể thao, du lịch, văn hóa và di sản.
Jollibee là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng của Philippines rất thành công tại thị trường Việt Nam. |
Theo báo cáo của các cơ quan quản lý, quan hệ kinh tế giữa Philippines và Việt Nam đạt đỉnh cao vào năm 2019 với tổng kim ngạch thương mại đạt trên 4,5 tỷ USD. Tổng kim ngạch thương mại năm 2020 giữa Philippines và Việt Nam giảm 14% so với năm 2019, đạt 4,22 tỷ USD do đại dịch Covid-19; trong đó Việt Nam xuất siêu 1,68 tỷ USD. Năm 2020, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 11 của Philippines. Năm 2020, Việt Nam vẫn là thị trường xuất khẩu lớn thứ 12 của Philippines. Năm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Philippines là sản phẩm điện tử và linh kiện; lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, thiết bị và phụ tùng cơ khí; đồng và vật phẩm; chất dẻo và các vật phẩm; dụng cụ quang học, nhiếp ảnh, thiết bị y tế hoặc thiết bị phẫu thuật và các phụ kiện. |
Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, Đại sứ Philippines tại Việt Nam Meynardo LB. Montealegre cũng đưa ra một số giải pháp khắc như: Triệu tập Ủy ban Thương mại Hỗn hợp (JTC) có thể; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại theo “trạng thái bình thường mới” trong bối cảnh COVID-19, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hàng hóa thâm nhập vào thị trường của nhau bằng cách hoàn thành các thủ tục đánh giá rủi ro và xây dựng một thỏa thuận hợp tác kinh tế; Tiếp tục tham vấn và hợp tác chặt chẽ trên trường đa phương...
Cần giúp doanh nghiệp hai nước hiểu về nhau
Khi nói về mối quan hệ Việt Nam – Philippines (12/7/1976-12/7/2021), ông Nguyễn Thạc Dĩnh – Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Philippines, Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Việt Nam – Philippines khẳng định: Khi đề cập đến sự phát triển trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Philippines 45 năm qua, điều không thể không nói đến là sự phát triển quan hệ nhân dân giữa hai nước. Mối quan hệ hợp tác hữu nghị nhân dân Việt Nam - Philippines này ngày càng “đâm chồi nảy lộc”
Năm 2014 đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ giữa nhân dân Việt Nam - Philippines. Ngày 29/7/2014, Hội Hữu nghị Philippines - Việt Nam được thành lập. Ba tháng sau, Hội Hữu nghị Việt Nam - Philippines cũng được thành lập ngày 29/10/2014. Với việc thành lập hai Hội Hữu nghị này, Việt Nam và Philippines đã có hai cầu nối vững chắc kết nối nhân dân hai nước với nhau. Trong những năm qua, hoạt động của hai Hội ngày càng được phát triển mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước.
Khi nhìn vào quá trình phát triển quan hệ giữa hai nước nói chung và giữa nhân dân hai nước nói riêng trong thời gian qua, điều rõ ràng là quan hệ giữa nhân dân hai nước còn nhiều dư địa để phát triển.
Các đại biểu cắt băng, khai trương hội chợ giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Philippines. |
Thứ nhất nhân dân hai nước có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, phát triển kinh tế, văn hóa và có thể bổ sung cho nhau, tận dụng thế mạnh của nhau. Ví dụ về thương mại, hơn hai thập kỷ nay, người dân Philippines đã quen ăn gạo Việt Nam với chất lượng ngon và giá rẻ hơn một số nước khác. Về đầu tư, hiện Philippines còn 79 dự án còn hiệu lực, trong đó 55 dự án có 100% vốn nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 560 triệu USD, đứng thứ 29/138 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Người dân Việt Nam thường xuyên thưởng thức những sản phẩm ẩm thực của Philippinese do các nhà đầu tư Philippines sản xuất tại Việt Nam như Oishi của Liwayway, nước giải khát của URC, bia Samiguel… Bên cạnh đó, do cùng nằm trong Biển Đông và hàng năm đều phải gánh chịu hàng chục các trận bão lớn, nên nhân dân hai nước thường xuyên giúp đỡ nhau trong những cơn hoạn nạn.
Thứ hai là hai nước sẽ tiếp tục triển khai quan hệ hợp tác theo khuôn khổ đối tác chiến lược và các hiệp định, thoả thuận, văn bản hợp tác đã ký giữa hai nước không những vì lợi ích chung của hai nước; mà còn vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Thứ ba là Chính phủ hai nước đều coi trọng và hỗ trợ thúc đẩy quan hệ nhân dân giữa hai nước.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp và khó lường, đặc biệt là dưới tác động của đại dịch COVID-19, Ban Thường vụ Hội Hữu nghị Việt Nam - Philippines đánh giá tình hình và nêu ra những giải pháp thiết thực thúc đẩy quan hệ và sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước cho tương xứng với mối quan hệ đối tác chiến lược.
Theo đó lãnh đạo Hội đã nhất trí các biện pháp chính sau: Thứ nhất: phối hợp với Hội Hữu nghị Philippines - Việt Nam triển khai hiệu quả Biên bản thỏa thuận mà Chủ tịch hai Hội đã ký trong đó coi trọng việc tăng cường hợp tác trao đổi giảng viên, sinh viên, nghiên cứu sinh giữa hai nước. Thứ hai: tổ chức biểu diễn nghệ thuật ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khi dịch COVID-19 giảm. Thứ ba: giúp đỡ doanh nghiệp hai nước tăng cường hiểu biết về tiềm năng hợp tác kinh tế, đầu tư và thương mại của nhau, tận dụng thế mạnh của nhau. Thứ tư: đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền qua việc trao đổi thông tin trên mạng xã hội và làm các video tư liệu với nội dung tập trung vào các điểm đến du lịch, các địa điểm lịch sử, các chương trình ti vi giải trí, các bộ phim cho thấy tình hữu nghị giữa hai nước trong quá khứ và hiện tại; tổ chức thi đấu thể thao.
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ