Gìn giữ, lan tỏa tình yêu nghệ thuật Chèo
Cao Bằng: Bảo tồn giữ gìn trang phục truyền thống của dân tộc Mông đen Dân tộc Mông đen là một nhánh của dân tộc Mông; người Mông đen sinh sống tập trung tại thôn Ka Liệng và Khuổi Cáp, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, Cao Bằng với 71 hộ dân. Cùng với tiếng nói, hát dân ca, trang phục của người Mông đen cũng có nét độc đáo riêng thể hiện bản sắc, linh hồn, cốt cách của mỗi dân tộc. |
Bác sĩ mũ nồi xanh Việt Nam cấp cứu chiến sĩ gìn giữ hòa bình Mông Cổ bị sốt rét ác tính Tuần qua, Bệnh viện Dã chiến 2.4 (BVDC2.4) tại Nam Sudan tiếp nhận một bệnh nhân nam 39 tuổi, thuộc tiểu đoàn bộ binh Mông Cổ. Bệnh nhân có tiền sử sốt rét 2 lần. |
Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2022 có sự tham gia của 16 đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp từ Trung ương tới địa phương, mang tới 27 vở diễn đặc sắc, được dàn dựng công phu, trình diễn bởi hơn 1.200 nghệ sĩ, diễn viên.
Nghệ sĩ Nhân dân Tự Long và các diễn viên trong một tiết mục mở đầu Lễ khai mạc (Ảnh: Báo Hà Nam online). |
Phát biểu khai mạc Liên hoan, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định: Liên hoan Chèo toàn quốc 2022 là cơ hội để các nghệ sĩ thể hiện sự đam mê nghề nghiệp, phô diễn tài năng cũng như khát khao sáng tạo, khát khao cống hiến, nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê với nghề nghiệp mà nhiều thế hệ nghệ sĩ đi trước đã gây dựng nên. Đây cũng là sự kiện quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước ghi nhận, vinh danh các tài năng nghệ thuật, từ đó có những đánh giá, nhìn nhận chính xác hơn, cụ thể hơn về thực trạng lực lượng nghệ sĩ hoạt động nghệ thuật sân khấu truyền thống hiện nay.
Để Liên hoan được thành công, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu ban chỉ đạo, ban tổ chức, hội đồng nghệ thuật làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, công tâm, khách quan để vinh danh những vở diễn xuất sắc, những diễn viên tài năng xứng đáng tại Liên hoan. Các đoàn nghệ thuật đến với Liên hoan phải tuân thủ đúng nguyên tắc, điều lệ, khiêm tốn, tôn trọng, học hỏi lẫn nhau để không ngừng bảo tồn, phát triển nghệ thuật chèo lên tầm cao mới.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng các nghệ sĩ tham gia Liên hoan (Ảnh: Báo Tổ quốc). |
Liên hoan Chèo toàn quốc tổ chức định kỳ ba năm một lần, là ngày hội dành cho các đơn vị và đông đảo nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công chèo trên cả nước. Năm 2022, Hà Nam lần đầu tiên được vinh dự đăng cai Liên hoan Chèo toàn quốc. Ngoài là dịp để các tầng lớp nhân dân trong tỉnh được thưởng thức các chương trình nghệ thuật, các vở diễn đặc sắc của các đoàn nghệ thuật Chèo chuyên nghiệp trong cả nước, việc đăng cai Liên hoan cũng là dịp để giới thiệu, quảng bá hình ảnh về mảnh đất, con người, văn hóa và tiềm năng du lịch của tỉnh Hà Nam.
Trong khuôn khổ của Liên hoan, sẽ có các vở diễn đặc sắc được biểu diễn vào các buổi sáng và tối như: “Linh Từ quốc mẫu” - Nhà hát Chèo Hà Nội; “Truyện ngoài chính sử - Làm vua” - Nhà hát Chèo Ninh Bình; “Tình sử ngàn năm” - Nhà hát Chèo Quân đội; “Kỳ đồng Nguyễn Văn Cẩm” - Nhà hát Chèo tỉnh Thái Bình...
Liên hoan được tổ chức tổ chức từ ngày 12 đến 28/10 tại Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh Hà Nam, thành phố Phủ Lý.