Giáo trình có “đường lưỡi bò”: Trách nhiệm thuộc về ai?
Sẽ có phần mềm phát hiện "đường lưỡi bò" phi pháp Bộ VH-TT-DL cũng đang triển khai việc xây dựng bộ công cụ kỹ thuật để phát hiện những hành vi vi phạm về "đường lưỡi ... |
Nhiều ô tô Trung Quốc cài "đường lưỡi bò" nhập khẩu vào Việt Nam bị phát hiện 7 xe ô tô nghi vấn vi phạm chủ quyền quốc gia tại cảng Đình Vũ đã bị cơ quan chức năng phát hiện, xử ... |
Vụ giáo trình “đường lưỡi bò”, Bộ Giáo dục yêu cầu làm rõ sai phạm Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội dừng việc sử dụng, thu hồi giáo ... |
Tại họp báo chính phủ thường kì diễn ra vào tối 5/11, nhiều câu hỏi đã được đặt ra xung quanh vấn đề “đường lưỡi bò” phi pháp dễ dàng trà trộn và xuất hiện trên hàng loạt các phương tiện thông tin đại chúng như: sách, phim ảnh, xe ô tô…
Mới đây nhất, vụ việc giáo trình khoa Trung – Nhật của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội xuất hiện “đường lưỡi bò” trong một thời gian dài mới được một sinh viên của trường phát hiện gây xôn xao dư luận.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, sách giáo khoa, tài liệu học tập ngoài Hội đồng thẩm định giáo trình của các trường, các cơ sở giáo dục thì “Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng có trách nhiệm khi kiểm duyệt giáo trình”.
Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ. |
Cũng tại họp báo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết, Điều 36 Luật Giáo dục dại học có nêu: Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyệt giáo trình giáo dục đại học để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập trong cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học thành lập.
"Bộ GD&ĐT đã có Thông tư về việc biên soạn, sử dụng giáo trình có ghi rõ Hội đồng thẩm định giáo trình lựa chọn giáo trình để đưa lên Hiệu trưởng trường xem xét, quyết định. Do đó, trách nhiệm của việc này đầu tiên thuộc về Hội đồng thẩm định giáo trình và Hiệu trưởng trường đại học", đại diện Bộ Giáo dục nói.
Giáo trình trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội xuất hiện "đường lưỡi bò". |
Đối với việc bộ phim “Everest – người tuyết bé nhỏ” khi trình chiếu ra rạp mới được công chúng phát hiện, ông Dũng cho rằng trách nhiệm thuộc về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL).
"Thẩm định phim ảnh để đưa ra công chúng là trách nhiệm của Bộ VHTT&DL. Nếu thẩm định không đúng, để xảy ra sơ suất đưa ra công chúng những hình ảnh như vậy thì trách nhiệm là Bộ VHTT&DL” – người phát ngôn chính phủ nói.
“Còn đối với ô tô nhập khẩu theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô, kiểm tra theo lô. Đây là cải cách để tạo điều kiện cho các nhà nhập khẩu. Nhưng trước hết, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có vấn đề xảy ra. Việc hoàn thiện thể chế, quy định Bộ Tư pháp cũng đã đề xuất với Chính phủ vì từ trước đến nay không xảy ra những việc tương tự”, ông Mai Tiến Dũng cho biết.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cho biết Văn phòng Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng để có giải pháp ứng phó kịp thời với những vấn đề này.
Theo ông, các cơ quan chức năng phải khuyến cáo người dân khi sử dụng sản phẩm nước ngoài, tránh phát tán những sản phẩm có “đường lưỡi bò” trên lãnh thổ Việt Nam.
“Chúng ta phải cảnh giác cao độ” – người phát ngôn chính phủ nhấn mạnh.