Giá vàng trong nước bám trụ trên mức 61,5 triệu đồng/lượng
Giá vàng trong nước
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng trong nước bám trụ trên 61,5 triệu đồng. Cụ thể, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM tăng nhẹ 50.000 đồng hai chiều lên mức 60,90-61,60 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra); giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội chốt tuần ở mức 60,80-61,50 triệu đồng/lượng.
Tuần qua, giá vàng trong nước không biến động mạnh, phạm vi điều chỉnh trong vòng 100.000 đồng. Vàng SJC và vàng Doji bám trụ trên 61,5 triệu đồng. Đáng chú ý, vàng SJC có tới 4 phiên tăng – giảm đan xen nhưng chỉ trong phạm vi hẹp là 50.000 đồng/phiên.
Tính chung cả tuần qua, hai thương hiệu lớn giảm giá: Vàng SJC giảm 100.000 đồng; vàng Doji giảm 200.000 đồng.
Giá vàng trong nước dao động trong biên độ hẹp - Ảnh minh họa. |
Giá vàng thế giới
Giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ tăng 5,2 USD lên 1.809,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2/2022 trên sàn Comex New York tăng hơn 7 USD lên 1.808,8 USD/ounce.
Với mức giá ở thời điểm hiện tại, giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước vào khoảng gần 10,6 triệu đồng/lượng.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 23/12, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – thước đo lạm phát của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) - trong tháng 11 tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng hằng năm nhanh nhất kể từ tháng 7/1982.
Chỉ số giá PCE lõi - không bao gồm giá lương thực và năng lượng - tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2020, cao hơn nhiều so với mục tiêu lạm phát 2% mà FED đặt ra. Đây cũng là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 9/1983.
Bộ Lao động Mỹ cũng công bố báo cáo riêng cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 11 tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020 – mức tăng hằng năm nhanh nhất trong gần 40 năm.
Tuần trước, FED đã thông báo đẩy nhanh tốc độ điều chỉnh lãi suất để chống lại áp lực lạm phát với kỳ vọng rằng có thể tăng lãi suất trong năm tới làm chậm tăng trưởng và giữ cho lạm phát không vượt quá tầm kiểm soát.
Các chuyên gia cho rằng, định hướng chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ phụ thuộc vào tốc độ phục hồi kinh tế. Nếu thế giới có thể tiếp tục thoát khỏi đại dịch COVID-19, thì khả năng cao là FED sẽ đạt được mục tiêu của mình.
Ông Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures nhận định, năm tới chắc chắn sẽ có lợi cho giá vàng, đặc biệt khi lạm phát cao có khả năng tiếp diễn.
Dù vậy, một số chuyên gia lưu ý danh tiếng của vàng như một hàng rào đáng tin cậy trong việc chống lại lạm phát đang gặp rủi ro, khi các nhà đầu tư tìm thấy các lĩnh vực khác của thị trường có thể giúp họ tránh tác động từ giá tăng.
Ông Ed Moya, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao của Công ty Môi giới OANDA (Mỹ) dự đoán sự biến động của giá vàng có thể sẽ kéo dài đến cuối năm trước khi giá kim loại quý này củng cố ở trên ngưỡng 1.800 USD/ounce vào khoảng tháng sau.
Cuối tuần, giá vàng SJC tăng nhẹ Sáng 25/12, giá vàng SJC mua vào – bán ra tăng 50.000 đồng/lượng. Cùng lúc đó, giá vàng thế giới cũng tăng do mùa vụ, nhu cầu đối với vàng vật chất là một trợ lực lớn từ giữa tháng 12 đến ngày Lễ tình nhân (14/2). |
Giá vàng SJC tiếp tục giảm, vàng thế giới chuẩn bị cho đợt tăng mới Sáng 24/12, giá vàng SJC mua vào - bán ra tiếp tục giảm về 60,85 – 61,55 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước treo ở mức cao khi mà giá thế giới đã chinh phục được ngưỡng 1.800 USD/ounce. |
Giá vàng trong nước 'đứng yên', vàng thế giới giảm mạnh Sáng 22/12, giá vàng SJC vẫn giữ nguyên mức 60,85 – 61,55 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng thế giới giảm do áp lực bán khá mạnh sau khi vượt qua vùng cản tâm lý 1.800 USD/ounce. |