Giá vàng "lên đồng" vượt 56 triệu/ lượng, nhà quản lý nói gì?
Giá vàng hôm nay (24/7): Sắp tới đỉnh 60 triệu đồng/ lượng? |
Nhận định giá vàng hôm nay (24/7): Vượt 55 triệu đồng, thời điểm thích hợp để chốt lời |
Giá vàng vượt mốc kỷ lục và còn có thể tiếp tục tăng cao hơn nữa |
Vàng vượt 56 triệu đồng/ lượng, Nhà quản lý nói gì?
Trước sức nóng của vàng hiện nay, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN)đã lên tiếng về thị trường vàng trong nước vẫn theo sát với giá quốc tế.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Chi nhánh TP. HCM cho biết trên Báo Đầu tư rằng, trong những ngày gần đây, giá vàng quốc tế biến động tăng mạnh, kéo theo giá vàng trong nước diễn biến tăng phù hợp với mức tăng của giá vàng quốc tế.
Cũng theo ông Minh, trong những ngày gần đây, giá vàng quốc tế biến động tăng mạnh, từ mức 1.807 USD/oz vào ngày 20/7/2020 lên mức cao nhất 1.888 USD/ounce trong phiên giao dịch chiều ngày 23/7/2020, mức cao kỷ lục trong vòng 9 năm qua. Nguyên nhân chủ yếu khiến giá vàng quốc tế tăng cao là do số ca nhiễm Covid-19 không ngừng gia tăng ở nhiều nước, giới đầu tư kỳ vọng các nước đang chịu ảnh hưởng của của dịch Covid-19 có thể áp dụng thêm các gói kích thích kinh tế, đặc biệt sau khi EU thông qua gói cứu trợ "lịch sử" trị giá 750 tỷ euro.
Tuy nhiên, giá vàng trong nước diễn biến tăng phù hợp với mức tăng của giá vàng quốc tế, giao dịch mua, bán trên thị trường ở mức bình thường, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng, mà còn có hiện tượng một số người dân có xu hướng bán vàng ra khi giá vàng cao.
Trong khi đó, giới chuyên gia đưa ra nhận định dù giá vàng diễn biến ra sao theo ảnh hưởng của giá vàng quốc tế thì tất cả các nhà đầu tư cũng cần lựa chọn cho mình một kênh đầu tư khôn ngoan, lựa chọn thời điểm thích hợp để tối ưu hóa lợi nhuận và đưa ra các quyết định chính xác tạo hiệu quả kinh doanh tối ưu.
Giá vàng SJC vượt mốc 56 triệu đồng/ lượng |
Chuyên gia cảnh báo rủi ro
Sự không ngừng tăng của giá vàng trong nước đã khiến khách hàng rất quan tâm, cộng thêm mối lo ngại sự trượt giá của dòng tiền nên một số nhà đầu tư đã chọn phương án mua hàng làm tài sản tích trữ an toàn.
Các chuyên gia đều cho rằng vàng vẫn tăng trong ngắn hạn, việc tham gia thị trường hiện tại là cực kỳ rủi ro, nhất là với vàng trong nước.
Ông Nguyễn Trí Hiếu cho biết trên Zingnews, khi lãi suất xuống thấp cùng lượng tiền lớn từ các gói cứu trợ đổ vào thị trường sẽ dẫn tới các hàng hóa, bao gồm cả vàng tăng lên. Trong khi đó, vàng luôn là tài sản được tìm đến mỗi khi có khủng hoảng kinh tế xảy ra.
“Tuy nhiên, bất cứ khi nào nhà kinh doanh vàng nới rộng chênh lệch mua bán tức là rủi ro cho người mua đang tăng cao”, ông nói. Chênh lệch giá 100.000-300.000 đồng/lượng được xem là bình thường với vàng trong nước, nhưng khi chỉ số này được đẩy lên trên dưới 1 triệu, là rủi ro đang ở mức rất cao.
Chênh lệch giá mua bán của vàng trong nước lên 1 triệu/lượng cho thấy thị trường này đang trong thời điểm cực kỳ nhạy cảm và rủi ro. Người dân, nhà đầu tư cá nhân cần bình tĩnh trước biến động này.
Trong khi đó, theo đại diện phụ trách kinh doanh của DOJI, với những người đang nắm giữ vàng ở thời điểm hiện tại có thể thực hiện bán ra một phần như là cách để hiện thực hóa một phần lợi nhuận.
Giá vàng hôm nay (24/7): Sắp tới đỉnh 60 triệu đồng/ lượng? Giá vàng vẫn tăng phi mã trong thời điểm mở phiên sáng nay. Cụ thể, vàng trong nước tăng tiếp và đã chính thức vượt ... |