Ghé Đồng Nai ăn dế cơm chiên mắm và những đặc sản khác
Nhật Minh 08/05/2020 09:15 | Ẩm thực
![]() |
![]() |
![]() |
1. Dế cơm chiên nước mắm
![]() |
Dế cơm chiên nước mắm. |
Dế cơm tuy là loại côn trùng, sống tự nhiên dưới hang nhưng là món ăn dân dã xuất hiện từ rất lâu ở Long Khánh. Thường vào mùa mưa, bọn trẻ thường đi đào dế cơm về cung cấp cho thực khách, dế cơm cũng có thể câu bằng cách thả kiến nhọt xuống hang, lấp miệng hang lại khoảng vài phút dế cơm bị kiến nhọt cắn, nhảy thót lên miệng hang tha hồ mà bắt.
Dế cơm chỉ cần lặt sạch cánh, lặt 2 chân sau(để đùi lại, 2 đùi dế rất béo), móc ruột bỏ hết, xong nhét hột đậu phộng vào ruột, rồi ướp nước mắm, nêm cho vừa ăn. Mắc chão dầu cho xôi, để dế vào chiên cho vàng là được.
Dế cơm chiên nước mắm ăn vừa dòn, vừa đậm đà hương vị nước mắm, vừa béo ngậy của dầu, béo thơm của đậu phộng mang đặc trưng món ăn dân dã miền Đông Nam bộ. Ngoài ra dế cơm còn được những bà nội trợ lăn bột chiên bơ để thêm một món đãi khách thì hết chỗ nói.
2. Cơm gà cá mặn
![]() |
Cơm gà cá mặn. |
Ở các quán ăn vừa sang trọng vừa bình dân ở Đồng Nai đều có món cơm gà cá mặn. Cơm được nấu trong nồi đất, được trộn lẫn các gia vị như thịt gà, chà bông, cá mắm, nêm nếm sao cho vừa ăn.
Khi ăn, niêu cơm vẫn còn để trên bếp, lúc xới cơm hơi khói bay nghi ngút tỏa mùi thơm quyến rũ; cơm nấu càng cháy ăn càng ngon và đậm đà. Đãi khách bằng món cơm gà cá mặn vừa tiện, hấp dẫn lại ngon, thắt chặt thêm tình cảm thắm thiết giữ khách và chủ đặc biệt là sẽ nhớ Long Khánh với món cơm gà cá mặn.
3. Gỏi cá Biên Hòa
![]() |
Gỏi cá Biên Hòa. |
Gỏi cá Biên Hòa là món ăn ngon ở Đồng Nai tiếp theo giới thiệu tới mọi người. Những con cá như cá chép, cá trê tượng, cá diêu hồng vẫn còn đang bơi lội sẽ được làm sạch, thái miếng vừa ăn và ướp gia vị hành, tỏi, sả, riềng cho cá bớt mùi tanh. Nhờ vào cách pha nước chấm ngon, nhiều loại rau thơm ăn kèm và cá vẫn tươi nên gỏi cá ăn vừa thơm vừa ngọt chứ không tanh như bạn nghĩ.
4. Lẩu lá khổ qua rừng
![]() |
Lẩu lá khổ qua rừng. |
Khá phổ biến ở Long Khánh, đây là loại lá khổ qua rừng rất đắng nhưng có hậu ngọt ngào, đậm đà dân dã. Là loại lá rừng, chỉ mọc trong mùa mưa nhưng để đáp ứng nhu cầu ẩm thực của thực khách nhiều hộ dân đã nhân được giống khổ qua rừng để trồng ở vườn nhà, đến nay thì lá khổ qua rừng có quan năm khi nào thực khách cần cũng đều có thể đáp ứng được.
Lẫu lá khổ qua rừng nếu được nấu bằng cá trào cững (giống cá lóc con) thì hợp khẩu vị hơn; nếu không thì nấu với sườn non, tôm khô cũng được. Lá khổ qua được lặt, rữa sạch để ráo trên dĩa, lẫu nước đang sôi chỉ cần nhúng một nắm lá vào lẩu vớt với ra ngay dùng liền, thì mới cảm được vị ngon đặc trưng của nó.
![]() Những đặc sản nổi tiếng như bánh canh Trảng Bàng, nem bưởi, ốc xu núi bà, bò tơ Củ Chi… là những món ăn ngon ... |
![]() Sóc Trăng luôn có nét hấp dẫn riêng biệt thu hút khách thập phương đến với mảnh đất miền Nam này. Ai đã một lần ... |
![]() Tỉnh Hậu Giang nổi tiếng không chỉ với vùng đất phì nhiêu rất có tiềm năng về du lịch sinh thái mà còn được biết ... |
Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Việt Nam khẳng định trẻ em luôn là trung tâm của mọi chính sách, chiến lược phát triển


Bộ Ngoại giao Phần Lan sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội đầu tư tại thành phố Pleiku

Lần đầu tiên toà Hàn Quốc ra phán quyết yêu cầu bồi thường cho một nạn nhân của Chiến tranh tại Việt Nam
Bài viết mới
Món ăn truyền thống Việt "lên mâm" khách sạn 5 sao

Mâm cơm tất niên truyền thống của người Hà Nội

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.