GDP năm 2020 tăng 2,91% đưa Việt Nam vào nhóm các nước tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới
Trong mức tăng trưởng GDP chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, còn khu vực dịch vụ tăng 2,34%.
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2020 tăng 2,91%, Việt Nam thuộc nhóm các nước đứng đầu thế giới. |
Khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 3,36%. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%; sản xuất và phân phối điện tăng 3,92%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,51%. Ngược lại, khai khoáng giảm 5,62% do sản lượng khai thác dầu thô giảm 12,6% và khí đốt tự nhiên giảm 11,5%.
Ngành xây dựng có phần tích cực hơn với mức tăng 6,76%, cao hơn tốc độ tăng của các năm 2011, 2012 và năm 2013 trong giai đoạn 10 năm gần nhất.
Khu vực dịch vụ trong đạt mức tăng thấp nhất thập kỷ. Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng được kiểm soát tốt trong nước nên hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng vẫn đạt mức tăng cao trong những tháng cuối năm, hoạt động vận tải trong nước đang dần phục hồi nhưng vận tải ngoài nước và du lịch còn gặp nhiều khó khăn.
Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống trong năm nay giảm 14,68% - Ảnh minh hoạ |
Ngân hàng thế giới (WB) dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt 6,8% năm 2021, sau đó ổn định xoay quanh mức 6,5% vào năm 2022 với điều kiện tình hình trong nước và quốc tế thuận lợi. Theo WB, triển vọng kinh tế Việt Nam ngắn hạn và trung hạn phụ thuộc nhiều vào tốc độ khôi phục của nền kinh tế trong nước, cũng như diễn biến đại dịch trên thế giới. |
Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống trong năm nay giảm 14,68%, ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%. Những ngành vẫn duy trì tăng trưởng như bán buôn và bán lẻ tăng 5,53%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%.
Xuất nhập khẩu được cơ quan thống kê đánh giá là điểm sáng, với tổng kim ngạch năm nay ước tính đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%, còn nhập khẩu 262,4 tỷ USD, tăng 3,6%.
Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm xuất siêu kể từ năm 2016.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành ước đạt 117,9 triệu đồng mỗi lao động, tương đương 5.081 USD và tăng 290 USD so với năm 2019.
Bình quân cả năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,23% so với năm 2019. Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới, bình quân năm 2020 tăng hơn 28% so với năm 2019. Chỉ số giá đôla Mỹ bình quân năm 2020 giảm 0,02%.
Trước đó, WB cũng cho biết, tuy thấp hơn khoảng 4% điểm so với thành tích những năm gần đây, Việt Nam vẫn nằm trong vùng tăng trưởng dương khi nền kinh tế thế giới dự kiến suy giảm trầm trọng. Tại khu vực Đông Á, chỉ có hai quốc gia khác là Trung Quốc và Myanmar dự kiến tăng trưởng GDP dương trong năm nay.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng nhanh nhất thế giới Báo cáo Thương hiệu Quốc gia năm 2020 (Nation Brands 2020) của hãng định giá thương hiệu Anh Brand Finance, thương hiệu Việt Nam được định giá 319 tỷ USD và tăng mạnh nhất thế giới trong năm 2020, đi ngược xu hướng sụt giảm trên toàn cầu do đại dịch COVID-19. |
WB: Tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể phục hồi về mức 6,8% ngay trong năm 2021 Dự báo trên được Ngân hàng thế giới (WB) công bố tại Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam, với tiêu đề “Từ COVID-19 đến biến đổi khí hậu: Làm thế nào để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong phục hồi xanh” được tổ chức chiều ngày 21/12/2020, tại Hà Nội. |
Đội tàu biển Việt Nam hiện đứng 30 trên thế giới Cục Hàng hải cần làm việc với các chủ tàu, rà soát lại tất cả đội tàu của các công ty vận tải lớn để nắm tình hình vận tải để có cơ sở xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền cơ chế phát triển đội tàu. |