EU quan ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông
Ông chủ Lầu Năm góc: Trung Quốc "chọc tức" Mỹ ở Biển Đông Tàu chiến hiện diện Biển Đông, ASEAN quan ngại Mỹ "thúc" đồng minh chống lại sự "áp bức" của Trung Quốc trên Biển Đông |
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Federica Mogherini và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
Sau cuộc hội đàm sáng nay (5/8), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, Đại diện Cấp cao Liên minh Châu Âu về Chính sách Đối ngoại và An ninh Federica Mogherini đã tiến hành họp báo chung.
Tại họp báo, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu bày tỏ quan ngại của EU về tình hình căng thẳng ở Biển Đông cũng như ủng hộ tự do, an ninh và an toàn hàng hải ở vùng biển này. Bà cho rằng, những căng thẳng ở Biển Đông và việc quân sự hoá ở khu vực không phải yếu tổ thuận lợi cho sự phát triển hoà bình.
Theo bà Federica Mogherini, EU luôn ủng hộ tự do đi lại, tự do hàng hải và hàng không trên biển. “Chúng tôi cũng ủng hộ tiến trình minh bạch để hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có mang tính ràng buộc về pháp lý giữa Trung Quốc và ASEAN”, bà nói thêm.
Đồng thời, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu mong muốn các bên thúc đẩy nỗ lực làm giảm căng thẳng, ủng hộ lập trường theo hướng tôn trọng luật pháp quốc tế và đặc biệt là tôn trọng tất cả các quy định trong công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Bà Mogherini thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3/8 đến ngày 5/8.
Về phần mình, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hoan nghênh lập trường của EU ủng hộ tự do, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc quân sự hóa và các hoạt động đơn phương đã và đang làm gia tăng căng thẳng, làm xói mòn lòng tin và làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.
Phó Thủ tướng đề nghị EU tiếp tục tham gia đóng góp về việc duy trì hòa bình, ổn định, thượng tôn pháp luật, tôn trọng UNCLOS 1982, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các nước ở Biển Đông.
Căng thẳng ở Biển Đông đã bùng lên khi đầu tháng 7, Trung Quốc bắn thử tên lửa đạn đạo diệt hạm trên Biển Đông, tiếp tục quân sự hóa vùng biển bất chấp phản đối từ khu vực và quốc tế.
Cũng trong tháng 7, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Vào tháng 6, tàu cá Gemvir-1 của Philippines bị tàu Trung Quốc đâm chìm gần bãi Cỏ Rong trên Biển Đông. 22 ngư dân trên tàu Philippines sau đó được tàu cá Việt Nam cứu. Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Australia, ASEAN đã bày tỏ lo ngại về tình hình ở Biển Đông.
Ông chủ Lầu Năm góc: Trung Quốc "chọc tức" Mỹ ở Biển Đông Ngày 4/8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã lên án việc Trung Quốc gây bất ổn tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ... |
Tàu chiến hiện diện Biển Đông, ASEAN quan ngại Các nước ASEAN đã bày tỏ mối quan ngại về căng thẳng đang gia tăng do sự hiện diện của tàu chiến ở Biển Đông, ... |
Mỹ "thúc" đồng minh chống lại sự "áp bức" của Trung Quốc trên Biển Đông Trong bài phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 52 (AMM-52)tại Bangkok hôm 2/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ ... |