EU gỡ bỏ kiểm soát với 4 hàng rau gia vị của Việt Nam
Khang Anh 31/01/2023 07:39 | Doanh nghiệp - Doanh nhân


EU vừa chính thức ban hành Quy định (EU) 2023/174 sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về việc tăng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp quản lý việc đưa một số hàng hóa nhất định từ một số nước thứ ba vào EU thực hiện Quy định (EU) 2017/625 và (EC) số 178/2002 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu.
Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS Việt Nam), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Cụ thể, Quy định sửa đổi một số mặt hàng của Việt Nam như sau: Mì ăn liền có chứa gia vị/bột nêm hoặc nước sốt, quả thanh long: tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật là 20%; đậu bắp và ớt chuông thuộc giống Capsicum vẫn duy trì tần suất kiểm tra là 50%. Riêng đậu bắp sản xuất tại Việt Nam bị chuyển từ phụ lục I sang phụ lục II, với yêu cầu chứng thư kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật do phía Việt Nam cấp.
![]() |
Ảnh minh họa. |
So với Quy định (EU) 2022/913 ngày 30/5/2022, 4 sản phẩm: Mùi tây (parsley), rau mùi (coriander leaves), húng quế (basil), bạc hà (mint) của Việt Nam không còn bị EU áp dụng các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp. Hiện tại chỉ còn ớt nằm trong danh mục kiếm soát tại cửa khẩu của EU với tần suất kiểm chất lượng là 50%.
Tuy nhiên, đâu bắp đã bị chuyển từ phụ lục I sang phụ lục II với yêu cầu chứng thư kiểm soát thuốc trừ sâu của Việt Nam và tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật tại cửa khẩu EU là 50%.
Thanh long và mỳ tôm vẫn nằm trong phụ lục II với yêu cầu chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam và tần suất kiểm tra tại cửa khẩu EU là 20%.
Theo Quy định (EU) 2023/174, sản phẩm mì ăn liền của Hàn Quốc và Việt Nam đều chịu tần suất kiểm tra là 20%; đối với ớt chuông của Uganda, Sri Lanka, Dominica và Việt Nam chịu tần suất kiểm tra là 50%.
Định kỳ 6 tháng một lần, Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu (EC) họp để xem xét, đánh giá mức độ vi phạm về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của các quốc gia xuất khẩu vào EU. Sau đó, EU sẽ thông báo những thay đổi trong quy định về các biện pháp kiểm soát.


Truyền hình
Đáng chú ý
Nhật Bản ra mắt cơ quan giám sát chính sách trẻ em nhằm chặn đà giảm dân số


Người Việt ở nước ngoài cùng nhau gìn giữ tiếng nói, chữ viết quê hương
Bài viết mới
Kazakhstan muốn hợp tác với Việt Nam lai tạo các giống lúa mới, nhập khẩu thủy sản

Loạt “ông lớn” toàn cầu đổ bộ, bất động sản công nghiệp đối diện áp lực "căng" nguồn cung

Chuyên đề

Giao lưu hữu nghị quốc tế năm 2023

50 năm hữu nghị Việt Nam - Malaysia

Quan hệ Việt Nam-Australia từ góc nhìn đối ngoại nhân dân