Dù khó khăn do COVID-19, xuất khẩu vẫn là điểm sáng
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm, tặng quà tại vùng căn cứ cách mạng ở Cà Mau |
ALOV trao quà cứu trợ trên 560 triệu đồng cho bà con vùng lũ Nghệ An, Quảng Bình |
Diễn đàn không chỉ tập trung thảo luận những mục tiêu chiến lược mà còn thảo luận nhiều giải pháp có tính thực tiễn nhằm thích ứng với điều kiện kinh tế toàn cầu biến động khó lường do chiến tranh thương mại, thiên tai, dịch bệnh như hiện nay. Chương trình được tư vấn bởi Chương trình Xúc tiến Nhập khẩu Thụy Sĩ (triển khai bởi Tổ chức HELVETAS Swiss Việt Nam do Cục Kinh tế Liên Bang Thụy Sĩ SECO tài trợ).
Xúc tiến xuất khẩu bền vững, phá bỏ rào cản khủng hoảng quảng bá qua mạng. |
Tại đây, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho biết hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tính đến hết tháng 11 năm 2020 đạt mức xuất siêu kỷ lục 20,1 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng ước tính đạt 489,1 tỷ USD, có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Ước tính năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 267 tỷ USD, thặng dư thương mại hàng hóa vào khoảng 7 tỷ USD. Trong bối cảnh khó khăn do dịch COVID-19, xuất khẩu đã trở thành điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế bước vào năm 2021.
Ông Nguyễn Chánh Phương, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM - cho hay ngành gỗ đặt ra mục tiêu xuất khẩu đạt 20 tỷ USD, nên 3 yếu tố bền vững được đặt ra gồm nguyên liệu, sản xuất và xuất khẩu.
"Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng các chứng chỉ về phát triển rừng bền vững, đủ nguyên liệu cho chúng ta xuất khẩu, song năng lực của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế khi FDI chỉ chiếm 20% về số lượng nhưng chiếm ưu thế về kim ngạch", ông Phương nói.
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), cho hay với quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới hơn 500 tỉ USD, hoạt động xúc tiến xuất khẩu cần tương xứng hơn với giá trị xuất khẩu của Việt Nam trên thương trường, bởi thực tế hiện nay do nguồn lực có hạn nên quy mô hoạt động này vẫn còn hạn chế.
Tới đây, Bộ Công thương sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó và chủ động trước dịch COVID-19, nâng cao và nâng tầm hình ảnh sản phẩm, thương hiệu sản phẩm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển thương mại điện tử, đặc biệt trong dịch COVID-19 vừa qua thương mại điện tử tăng trưởng mạnh nhờ hoạt động hỗ trợ của Chính phủ định hướng, hướng dẫn đào tạo doanh nghiệp.
Diễn đàn còn thu hút sự tham gia chia sẻ về định hướng sản xuất và xúc tiến xuất khẩu bền vững của các ngành hàng Việt Nam có tính nội lực cao, có tiềm năng gia tăng quy mô và giá trị xuất khẩu cũng như đang nỗ lực hướng tới phát triển bền vững như Thủy sản, Cao su, Dệt may, chế biến Gỗ...
Ngoài ra, cũng quy tụ được các tổ chức XTTM quốc tế mang tới các sáng kiến, chương trình hành động cụ thể để lồng ghép, kết hợp nguồn lực với Bộ Công Thương triển khai hiệu quả kế hoạch xúc tiến xuất khẩu giai đoạn 2020 - 2025, góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm, tặng quà tại vùng căn cứ cách mạng ở Cà Mau Ngày 25/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng Đoàn công tác đến thăm Trường Mẫu giáo Sơn ... |
ALOV trao quà cứu trợ trên 560 triệu đồng cho bà con vùng lũ Nghệ An, Quảng Bình Vừa qua, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) phối hợp cùng với các đơn vị đã tổ chức chuyến cứu ... |
Độc đáo làn điệu hò bả trạo của người dân vùng biển Quảng Nam Hát bả trạo (hay hò bả trạo) là một loại hình văn hoá phi vật thể phong phú về tư tưởng và nghệ thuật, do ... |