Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) sẽ được Quốc hội tiến hành thông qua vào tháng 10/2022
Lần đầu tiên trong lịch sử Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết về phòng chống tai nạn đuối nước Ngày 28/4, Đại hội đồng Liên hợp quốc lần đầu tiên thông qua nghị quyết về phòng chống tai nạn đuối nước và chỉ định ngày 25/7 hằng năm là Ngày Thế giới phòng chống đuối nước với sự đồng thuận của 79 quốc gia. |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Quốc hội sẽ quyết nghị về phòng, chống dịch Covid-19 Chủ trì cuộc họp với đại diện các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành tại Nhà Quốc hội sáng 23-7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thống nhất giao các cơ quan triển khai, bổ sung vào chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV nội dung về phòng, chống dịch Covid-19 theo đề nghị của Chính phủ. Nội dung này sẽ được đưa vào Nghị quyết chung của kỳ họp thứ nhất. |
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) được Quốc hội khóa 12, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. Luật PCBLGĐ gồm 6 chương, 46 điều. Trong đó có 09 điều (Điều 6, Điều 20, Khoản 3 Điều 26, Khoản 1 Điều 29, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39 và Điều 41) giao Chính phủ, các Bộ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
Sau 12 năm thực hiện, bên cạnh những thành tựu đạt được, Luật PCBLGĐ hiện hành đã bộc lộ khá nhiều bất cập. Đặc biệt là các quy định về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân BLGĐ, xử lý thủ phạm gây ra bạo lực cũng như các biện pháp đảm bảo trong PCBLGĐ.
Thực hiện Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, trong đó giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, xây dựng, trình Dự án sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành trung ương lập đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 |
Nghị quyết quyết nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 sẽ bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê (cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 2 theo quy trình tại một kỳ họp). Điều chỉnh thời gian trình dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021) sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).
Về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, theo quyết nghị của Nghị quyết, Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), trình Quốc hội thông qua 5 dự án luật là: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và 1 dự thảo nghị quyết là Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 (và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, nếu có). Đồng thời trình Quốc hội cho ý kiến 5 dự án luật là: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Tai Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022), trình Quốc hội thông qua 4 dự án luật là: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Đồng thời trình Quốc hội cho ý kiến về 2 dự án luật là: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đất đai (sửa đổi).
Liên quan đến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, Quốc hội nhất trí bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê (cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 2 theo quy trình tại 1 kỳ họp).
Đồng thời, điều chỉnh thời gian trình dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021) sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).
Nhiều ý kiến đóng góp cho Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi Ngày 15/7, tại Hà Nội – Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) phối hợp với Mạng lưới Quản trị Quyền Trẻ em thực hiện hội thảo trực tuyến chia sẻ, đóng góp ý kiến cho Luật phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) sửa đổi với sự tham gia của đại diện từ các tổ chức xã hội tại Việt Nam. |
10 sáng tác truyền thông xuất sắc về chủ đề “Nam giới hành động – Chấm dứt bạo lực với phụ nữ" Vừa qua, tại Ngôi nhà Xanh Liên Hợp Quốc – Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cuộc thi sáng tác truyền thông “Nam giới hành động – Chấm dứt bạo lực với phụ nữ”. 10 giải thưởng đã được trao cho 10 tác phẩm truyền thông xuất sắc nhất của cuộc thi đã truyền cảm hứng cho giới trẻ, đặc biệt là nam giới và trẻ em trai trong việc chung tay phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. |