10 sáng tác truyền thông xuất sắc về chủ đề “Nam giới hành động – Chấm dứt bạo lực với phụ nữ"
Việt Nam chung tay cùng thế giới chấm dứt ô nhiễm nhựa Chính phủ Việt Nam cùng các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu vừa đưa ra tuyên bố chung về sự cần thiết của một thỏa thuận toàn cầu mới có tính ràng buộc pháp lý về ô nhiễm nhựa. |
Tọa đàm "Chấm dứt quấy rối để thành phố thêm sức sống mới": nỗ lực tìm giải pháp để phòng chống quấy rối Ngày 20/6, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Chấm dứt quấy rối để thành phố thêm sức sống mới”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ dự án "Thành phố an toàn, thân thiện với em gái” do Tổ chức Plan International Việt Nam tài trợ và hưởng ứng Tháng Hành động Vì trẻ em năm 2021. |
Cuộc thi diễn ra từ ngày 24/05 tới 24/06/2021 do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) tổ chức, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Quỹ dân số Liên hơp quốc (UNFPA), Tổ chức Bánh mì cho thế giới và sự đồng hành của CCIHP.
Cuộc thi đã nhân được tổng cộng 139 bài dự thi, tiếp cận được gần 190.000 người theo dõi trên Facebook CSAGA Việt Nam, và thu hút hơn 120.000 lượt tương tác trên mạng xã hội. Các bài dự thi cũng đã thu hút được sự quan tâm, yêu thích và tạo nên những hiệu ứng tích cực với cộng đồng mạng xã hội.
Không chỉ tìm kiếm những sản phẩm truyền thông sáng tạo, độc đáo, đưa ra những giải pháp hữu ích nhằm chấm dứt bạo lực giới, cuộc thi còn nhằm kêu gọi và thúc đẩy sự tham gia của người trẻ, đặc biệt là nam giới và trẻ em trai. Cuộc thi khuyến khích sự tham gia của các cá nhân và nhóm, thực hiện xây dựng các sản phẩm sáng tạo với đa dạng hình thức từ video, tranh vẽ/thiết kế, ảnh chụp,... tập trung vào các chủ đề chính bao gồm nhận diện các hành vi, đưa ra giải pháp ứng phó về vấn đề bạo lực với phụ nữ hoặc đề xuất cách thức hỗ trợ/can thiệp khi chứng kiến các hành vi trên.
Ban tổ chức trao giải cho tác giả có tác phẩm truyền thông xuất sắc của cuộc thi. |
Theo Kết quả Điều tra quốc gia về bạo lực với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019, cứ 3 phụ nữ Việt Nam thì có gần 2 người (62,9%) từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần, kinh tế, hay kiểm soát hành vi do chồng/bạn tình gây ra, 13,3% phụ nữ từng trải qua bạo lực tình dục do chồng gây ra trong đời. Thực tế là dù bạo lực có thể xảy ra với bất cứ ai, bất kì giới tính hay độ tuổi nào, nhưng phụ nữ và trẻ em gái vẫn là nạn nhân chủ yếu, chịu ảnh hưởng nhiều và nặng nề nhất từ bạo lực giới; và đối tượng gây bạo lực chủ yếu là nam giới. Vì vậy, nam giới đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái. Đó là lý do cuộc thi truyền thông “Nam giới hành động – Chấm dứt bạo lực với phụ nữ” ra đời.
Tại buổi lễ trao giải, bà Naomi Kitahara – Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phát biểu: “Tôi xin chúc mừng tất cả các tác giả đã có tác phẩm đạt giải ngày hôm nay. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn nói rằng, tất cả các bạn thí sinh tham gia cuộc thi truyền thông này đã là người thắng cuộc rồi. Tôi vô cùng ấn tượng với kỹ năng truyền thông và vận động mạnh mẽ của người trẻ trong chiến dịch “Không có bạo lực trên cơ sở giới và các thực hành có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái.” UNFPA mong muốn tất cả chúng ta có thể duy trì sự phát triển này, và chúng ta sẽ không để phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển của Việt Nam vì bạo lực trên cơ sở giới.”
Bà Naomi Kitahara – Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ. |
Bà Naomi Kitahara cũng chỉ ra vai trò quan trọng của báo chí Việt Nam, đặc biệt là phóng viên và biên tập viên, trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng: “Truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi văn hóa xã hội Việt Nam trong việc im lặng khi đề cập đến bạo lực giới. Chúng ta cần phá vỡ sự im lặng để những nạn nhân của bạo lực giới có thể chia sẻ và tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ khi họ cần. Truyền thông cần đề cập đến những hậu quả nghiêm trọng của bạo lực giới đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của cả đất nước. Dù bạo lực xảy ra ở đâu, dưới hình thức nào, ai là người bị ảnh hưởng, thì điều đó cũng phải dừng lại”
Bà Nguyễn Vân Anh, Chủ tịch sáng lập Trung tâm CSAGA - đã chia sẻ: “Sự thay đổi của tình trạng bạo lực chỉ có thể bền vững được dựa trên sự thấu hiểu sâu sắc những đau khổ được biểu hiện dưới các dạng thức khác nhau. Sự thay đổi của những định kiến cũng chỉ có thể bền vững được trên cơ sở mục đích hàn gắn và chuyển hoá hận thù. Không làm được điều ấy thì các chương trình về bản chất sẽ là thất bại hoặc chỉ thay đổi bề ngoài và ngắn hạn. Chúng tôi trăn trở về điều này. Nó đã giúp chúng tôi đưa ra các sáng kiến về nam giới khác nhau trong từng thời kỳ và tuỳ theo nguồn lực. Nam giới tham gia như những chủ thể tích cực, như những người biết yêu thương và tôn trọng chứ không phải luôn như những kẻ sai lầm tồi tệ phải cần giáo dục mới biết quay đầu. Và ngay cả khi họ có sai lầm, họ cần được hỗ trợ trên cơ sở thấu hiểu bên cạnh những trừng phạt cần thiết và nghiêm khắc của pháp luật.”.
Các tác giả chụp ảnh lưu niệm cùng ban tổ chức. |
Đồng thời, bà Vân Anh cũng gửi lời cảm ơn tới các tác giả đã tham gia cuộc thi: “Chúng tôi học được nhiều từ những người trẻ, những người đầy nhiệt huyết và sáng tạo. Chúng tôi hiểu rằng, chúng tôi đã có rất nhiều bạn đồng hành để cùng nhau, chúng ta xây dựng một thế giới của tình thương yêu và sự hiểu biết. Một thế giới không có kỳ thị, bạo lực và bắt nạt. Các bạn là bắt đầu, còn những tổ chức như chúng tôi, sẽ luôn tạo mọi điều kiện để có thể hỗ trợ tốt cho sự tham gia của người trẻ.”
Nhân dịp này, UNFPA và CSAGA kêu gọi hành động của cộng đồng nói chung và nam giới nói riêng trong việc chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Chúng ta hãy cùng chung tay tạo ra một xã hội bình đẳng và an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái. Những mục tiêu phát triển bền vững của đất nước sẽ không thể đạt được nếu như không chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới.
Hơn 160 tỷ đồng hỗ trợ Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ, trẻ em Ngày 24/5, Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Australia và các cơ quan của Liên hợp quốc (UNFPA, UNICEF và UN Women) đã ký kết dự án "Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam" giai đoạn 2021-2025. Dự án hướng tới mục tiêu tất cả phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam có thể sống một cuộc sống không bị bạo lực. |
Cử tri nữ quận 10, TP. Hồ Chí Minh quan tâm tới vấn đề bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em Sáng 12/5, tại TP. Hồ Chí Minh, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị bầu cử số 04 (quận 10, quận 12) đã có buổi tiếp xúc với cử tri thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam quận 10. Cử tri nữ quận 10, TP. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới vấn đề bình đẳng giới, bạo lực gia đình và bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em. |