Đồng hành cùng phụ nữ Biên cương: Dân thoát nghèo, biên giới vững chắc
An Giang: Hỗ trợ xây dựng 13 mái ấm tình thương cho phụ nữ biên cương Ngày 18/8, tại huyện An Phú, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện An Phú và thành phố Châu Đốc, Hội phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, hai Đồn Biên phòng Vĩnh Hội Đông và Nhơn Hội phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ Biên cương” giai đoạn 2018-2020. |
Gian nan đưa con chữ lên biên cương Mặc dù, còn nhiều khó khăn, vất vả và thiếu thốn nhưng với tinh thần yêu nghề, mến trẻ các thầy cô giáo nơi đây vẫn miệt mài, cần mẫn mang con chữ cho con em đồng bào dân tộc. |
Gần nửa xã thoát nghèo
Nhiều năm gia đình chị Vi Thị Khăm (Chi hội trưởng phụ nữ thôn Vịn, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) sinh sống bằng nghề nông, thuộc diện hộ cận nghèo. Cuối năm 2018, chị được bình xét tham gia Tổ hợp tác chăn nuôi lợn nái đen do Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ. Gia đình chị được hỗ trợ 01 con lợn nái đen sinh sản, hỗ trợ thức ăn chăn nuôi, tập huấn kiến thức chăn nuôi, hướng dẫn làm chuồng trại.
Đến nay, đàn lợn của gia đình chị đã tăng lên 27 con. Đồng thời, gia đình chị đã hỗ trợ thêm 02 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn khác, mỗi hộ 01 lợn giống sinh sản để phát triển kinh tế.
chị Vi Thị Khăm Chi hội trưởng phụ nữ thôn Vịn, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa |
Chị và 50 hộ hội viên phụ nữ khó khăn được tập huấn kiến thức mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch; được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, xây dựng hàng rào xanh, bờ rào đẹp,...
Ngoài kinh phí hỗ trợ từ Chương trình đồng hành cùng phụ nữ biên cương, gia đình chị và các hộ đã chủ động đối ứng một phần kinh phí để xây dựng các công trình đảm bảo theo tiêu chuẩn, xây dựng thêm các vườn rau sạch.
Các hộ gia đình trên địa bàn xã được các đơn vị đồng hành hỗ trợ xây dựng mô hình “hố rác tại hộ gia đình”. Từ hiệu quả mô hình được hỗ trợ, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã học tập, chủ động bỏ kinh phí xây dựng hố rác tại hộ, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Gia đình chị cũng như nhiều hộ gia đình trong xã đã thoát nghèo.
Xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân là một trong 16 xã biên giới khó khăn của tỉnh Thanh Hóa, là xã biên giới duy nhất của huyện Thường Xuân với 17km đường biên giới, giáp cụm Phôn Xay, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào). Xã có 8 thôn, bản với 3.923 nhân khẩu. Hơn 3 năm trước, hộ nghèo của xã chiếm 58%, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ chiếm 5,6 %; đời sống của bà con nhân dân nói chung và hội viên, phụ nữ nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.
Lễ ký kết Chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" giai đoạn 2021 – 2025. |
Thực hiện Chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương, giai đoạn 2018-2020, xã Bát Mọt được sự quan tâm của Hội LHPN cấp trên, bộ đội biên phòng và các đơn vị đồng hành thực hiện nhiều hoạt động thiết thực, phù hợp với nhu cầu và thực tiễn tại địa phương như: Tổ chức lễ ký kết; tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết – Tết biên cương”, “Vầng trăng biên cương”, Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”; hỗ trợ xây dựng 4 mô hình sinh kế; hỗ trợ các công trình xây dựng nông thôn mới; thành lập câu lạc bộ “Mua bán người tại cộng đồng”, câu lạc bộ “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; trao tặng quà, khám bệnh, tư vấn, cấp thuốc miễn phí; tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức sản xuất, kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người, hôn nhân và gia đình, bài trừ tệ nạn xã hội...
Tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm từ 51% (năm 2018) xuống còn 10,56% (năm 2020). Cán bộ, hội viên, phụ nữ và Nhân dân yên tâm gắn bó, sát cánh cùng cấp ủy, chính quyền, bộ đội biên phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
3 năm huy động 150 tỷ đồng hỗ trợ các xã khó khăn
Trong 3 năm Chương trình đồng hành cùng phụ nữ Biên cương đã thực hiện 321 mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững như xây dựng mô hình sinh kế, hỗ trợ vốn vay, công cụ sản xuất, 06 triệu con giống gia súc, gia cầm. Các đơn vị đồng hành đã hỗ trợ xây dựng gần 1000 công trình dân sinh: sửa chữa, làm mới các tuyến đường, cầu, xây dựng nhà văn hóa thôn, bản; công trình nước sạch, vệ sinh; xử lý rác thải; xây dựng gần 700 căn nhà mái ấm tình thương… làm thay đổi diện mạo thôn bản biên giới; tặng hàng ngàn suất quà cho hội viên, phụ nữ khó khăn, 4000 suất học bổng tặng học sinh nghèo vượt khó; Từ năm 2018 đến nay, chương trình đã tiếp sức giúp 9 xã về đích nông thôn mới, góp phần thay đổi diện mạo đời sống, cơ sở vật chất địa bàn biên giới.
Trao con giống cho phụ nữ vùng biên giới Ảnh: báo Nghệ An |
Trước khi thực hiện chương trình, có 21/110 xã có tỷ lệ thu hút hội viên dưới 50%, sau 3 năm thực hiện, không còn xã nào tỷ lệ tập hợp dưới mức quy định, 100% cán bộ Hội được tập huấn nâng cao năng lực; hầu hết các xã đều được trang bị và sử dụng tốt máy vi tính, tủ sách pháp luật; thực hiện 08 chỉ tiêu Chương trình đạt và vượt mức đề ra và ước tính 130 nghìn phụ nữ và trẻ em biên giới được thụ hưởng và tham gia chương trình.
Chương trình đồng hành cùng phụ nữ Biên cương do Hội Liên hiệp Phụ nữ VN và Bộ đội Biên phòng phối hợp triển khai từ năm 2018. Gần 100 đơn vị, tổ chức, cá nhân ký cam kết hỗ trợ và đồng loạt triển khai các hoạt động tại 110 xã biên giới khó khăn (vượt 20 xã so với Kế hoạch). Ngoài ra, các địa phương đang hỗ trợ 45 xã biên giới khác. Sau gần 3 năm tổng nguồn lực huy động được đạt khoảng 150 tỷ đồng. |
Các đồn Biên phòng nhận nuôi 355 cháu, đỡ đầu 2.529 cháu học sinh là con của các gia đình phụ nữ nghèo trong Chương trình “Nâng bước em tới trường” và “Con nuôi đồn Biên phòng”; lực lượng quân y các đồn Biên phòng và các tổ, hội phụ nữ cơ sở phối hợp với y tế địa phương tiến hành khảo sát phân loại sức khỏe cho hơn 30.000 cháu có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho trên 01 triệu người, trong đó chủ yếu là phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi… |
Giúp phụ nữ xã biên giới Mường Chanh nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống Những năm qua, Hội Phụ nữ xã Mường Chanh (huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình; trong đó, mô hình Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản đã và đang giúp hội viên nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Chăn nuôi bò sinh sản đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân xã vùng biên nơi đây. |
Những “cột mốc sống” nơi biên cương Bằng những việc làm cụ thể, đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín tại các bản làng biên giới đã có nhiều đóng góp, giữ gìn sự bình yên nơi biên cương. |