Gian nan đưa con chữ lên biên cương
Những ngôi nhà sàn đá trăm tuổi ở vùng biên cương |
Dấu tích bảo vệ biên cương Tây Bắc của vua Lê Thái Tông |
Đó là câu chuyện về những thầy, cô giáo ở trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học (PTDTBT TH) xã Nậm Nhừ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Miền gian khó
Sau nhiều giờ di chuyển từ trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên trên những con đường quanh co uốn lượn, nằm vắt vẻo qua những dãy núi trùng điệp; một bên là vực thẳm, còn một bên là vách núi dựng đứng. Với tâm trạng chờ đợi và mong mỏi cuối cùng thì chúng tôi cũng đã tới được trường PTDTBT TH xã Nậm Nhừ. Đây cũng là lúc các thầy, cô giáo của trường đang tất bật chuẩn bị bữa cơm tối cho các em học sinh.
Khác hẳn với những gì chúng tôi mường tượng về một ngôi trường khang trang, Trường PTDTBT TH Nậm Nhừ nằm ẩn mình và được bao bọc bới dãy núi sừng sững nơi biên cương Tổ quốc. Khi chúng tôi cùng với cán bộ Phòng Giáo dục và Đà tạo huyện đến trường vào buổi chiều muộn lại không được báo trước, các thầy cô giáo nơi đây không dấu được sự ngạc nhiên và thắc mắc.
Không được báo trước nhưng mọi nề nếp, nội quy của một ngôi trường được các em học sinh nơi đây thực hiện một cách nghiêm túc. Thấy chúng tôi, một ngươi phụ nữ khoảng 40 tuổi, làn da chai sạn vì cái nắng cái gió khắc nghiệt của miền biên cương, với nụ cười trên môi tiến lại gần và giới thiệu cô chính là Hiệu trưởng nhà trường. Sau những lời chào hỏi, giới thiệu cô vui vẻ dẫn chúng tôi đến thăm nơi ăn, ở và học tập của các em học sinh nhà trường.
Không khang trang và hiện đại nhưng các ngôi trường ở những vùng thuận lợi hay những ngôi trường ở thành phố, thị xã nhưng cảm nhận chung của chúng tôi về ngôi trường là khá nề nếp, ngăn nắp và sạch sẽ. Tất cả đều được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý và đầy tính kỷ luật cao.
Cô Nguyễn Thị Thúy, Hiệu trưởng trường PTDTBT TH xã Nậm Nhừ cho biết: Hiện nhà trường đang đảm nhiệm việc nuôi dạy 433 em học sinh là con em đồng bào các dân tộc trong xã. Nhà trường hiện có một điểm trường trung tâm và 6 điểm bản, các điểm bản nằm cách xa trường hàng chục cây số có điểm cách hơn 20km đường. Mặc dù có những điểm bản chỉ cách trường trung tâm khoảng 20km nhưng để di chuyển (bằng xe máy) đến những điểm bản này phải mất cả nửa ngày, nhưng đó chỉ là thời gian vào mùa khô còn nếu là mùa mưa thì chỉ có thể di chuyển bằng cách đi bộ và phải mất cả ngày.
Một buổi sinh hoạt tập thể của thầy và trò nhà trường |
Khó khăn là vậy nhưng để có được ngôi trường như ngày hôm nay đã là cả một quá trình khắc phục khó khăn, vượt khó, vượt khổ lẫn cả sự hy sinh thầm lặng của những thầy cô giáo nơi đây. Nói về thời gian của những ngày đầu thành lập trong nét mặt trầm ngâm và đôi mắt đỏ hoe cô Nguyễn Thị Thúy cho biết: Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Nhừ tiền thân chỉ là một điểm trường lẻ của trường tiểu học xã Nà Khoa. Ngày đầu khi trường mới được thành lập những khó khăn, gian khổ và vất vả không thể kể hết bằng lời.
“Mang tiếng là trường nhưng tất cả gần như con số “0”; lớp học được làm bằng tranh tre lứa lá tạm bợ, trang thiết và đồ dùng dạy học không có, cái gì cũng không có. Không chỉ có khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học mà nhà trường còn phải đối mặt với việc thiếu thầy, thiếu trò”. - Cô Thúy nói.
Ngủ rừng để vận động học sinh ra lớp
Có mặt từ những ngày đầu thành lập lớp học điểm bản nay là điểm trường trung tâm xã cô giáo Lâm Thị Hà cho biết: Năm 2002 sau khi tốt nghiệp trường sư phạm Tây Bắc cô nhận công tác tại xã Nà Khoa. Xã Nậm Nhừ khi đó chỉ là một bản lẻ nằm sát biên giới Việt - Lào thuộc xã Nà Khoa. Để vào được đến trường nhận công tác thì cô phải đi bộ nhiều ngày đường. Cuộc sống của các thầy, cô giáo phải đối mặt với nhiều cái không: Không đường, không chợ, không điện lưới và không sóng điện thoại... Ngày đó lớp học thì tạm bợ, nhưng khó khăn nhất của các thầy cô giáo là việc vận động người dân cho con em đến lớp. Vận động được các em đến lớp rồi thì việc duy trì sỹ số cũng là một điều vô cùng vất vả. Vì trước đây không có chế độ bán trú cho các em học sinh ở xã nên các em chỉ đến trường học xong lại về nhà sinh hoạt. Do đó, các thầy cô vận động được các em đi học nhưng chỉ được một buổi sau đó các e nghỉ học cả tuần. Để các em học sinh đến lớp đầy đủ và đều đặn thì các thầy, cô giáo cứ sáng ra phải đến tận nhà để đớn các em ra lớp học.
Những cung đường đi vận động học sinh ra lớp tuy vất vả nhưng các cô giáo nơi đây vẫn luôn lạc quan vui tươi |
“Việc hàng ngày các thầy cô giáo phải đến tận gia đình để đón các em học sinh ra lớp là câu chuyện của nhiều năm về trước, giờ đây không còn nữa. Nhưng vào những ngày đầu năm học mới và đặc biệt là sau dịp nghỉ Tết nguyên Đán (Tết cổ truyền) thì việc vận động các em đi học vẫn còn là bài toán khó giải. Vì hầu hết các em đều theo bố, mẹ đi làm nương. Do tập quán canh tác, nên nương của đồng bào dân tộc thường ở những dãy núi cao, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, hầu hết phải đi bộ, vượt suối băng rừng hàng ngày đường mới đến nương. Do đó, để vận động và đón các em ra lớp thì việc phải ngủ ở rừng hoặc lán nương các thầy cô giáo là chuyện thường”. Cô Hà nói.
Hy sinh những tình cảm riêng tư
Nằm ẩm mình và được bao bọc bởi những màu xanh của cánh rừng đại ngàn, trường PTDTBTH Nậm Nhừ không chỉ là ngôi nhà chung của hơn 400 học sinh dân tộc thiểu số mà còn là mái nhà của 43 cán bộ, giáo viên. Không ai hẹn ai, nhưng với lòng yêu nghề, mến trẻ họ từ nhiều vùng quê khác nhau đã tụ hội về nơi biên cương Tổ quốc, với mong muốn mang đến cho con em đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.
Những con đường đến các điểm bản luôn là thử trách đối với các thầy cô giáo nơi đây |
Nói về cuộc sống ở đây của các thầy cô giáo, với vẻ mặt buồn, đôi mắt chút rơm rớm nước mắt, giọng cô Thúy trầm hẳn xuống nói: Khó khăn thì có lẽ ít nơi nào gian khổ như Nậm Nhừ; bao nhiêu vất vả, cực nhọc các thầy cô giáo nơi đây đều vượt qua song có một thứ mà các thầy cô giáo nơi đây đang không thể vượt qua đó là sự hy sinh tình cảm riêng tư để đổi lấy tiếng cười con trẻ. Cô Thúy diễn giải: Hy sinh tình cảm riêng tư đó là sự thật. Bởi đây mỗi người một quê, có người quê Hải Dương, người thì Thái Nguyên, có người ở Nghệ An, Lạng Sơn.v.v. Số thầy cô giáo có gia đình cùng ở đây rất ít chủ yếu là ở quê. Do vậy, con, chồng, vợ, bố mẹ anh chị em đều ở cách xa họ hàng vài trăm ki lô mét. Nên tình cảm cha, mẹ con, vợ chồng, lòng hiếu thảo đối với đấng sinh thành dành cho nhau chỉ vỏn vẹn trong khoảng thời gian là vào dịp Tết cổ truyền và dịp nghỉ hè ngắn ngủi. Cũng chính vì khoảng cách thời gian và địa lý đã như vậy mà đã có không ít thầy cô giáo của Nhà trường rơi vào hoàn cảnh hạnh phúc gia đình đổ vỡ; bản thân thì hàng ngày dạy dỗ, chăm sóc con em đồng bào dân tộc nơi công tác trong khi chính những đứa con do học sinh ra lại phải nhờ đến sự chăm sóc, nuôi dạy của bố, mẹ.
Câu chuyện của những thầy cô giáo nơi đây càng ngày cuốn hút và đưa chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Câu chuyện chỉ được dừng lại khi ột hồi trống vang lên, đó là hồi trống yêu cầu các học sinh nội trú phải đi ngủ.
Khó khăn, vất vả nhưng các thầy cô giáo nơi đây luôn bám trường, bám lớp mang con chữ cho con em đồng bào dân tộc nơi biên giới |
Khi câu chuyện kết thúc, các em học sinh đã vào giấc ngủ để chuẩn bị đón một ngày mới, tôi mới cảm nhận được sự tĩnh lặng đến nao lòng của buổi đêm nơi miền biên cương Tổ quốc. Không tiếng người, tiếng xe đi lại, không ánh điện chỉ có màn đêm với cái gió, cái lạnh và màn sương mù dày đặc bao phủ. Trong căn phòng được làm từ tranh, tre, nứa lá chúng tôi cảm nhận được từng cơm gió thổi qua khe cửa mang đến cái lạnh thấu sương nơi vùng biên cương. Chia tay Trường PTDTBTH Nậm Nhừ, những thứ mà chúng tôi mang theo là lòng can đảm, sự hy sinh thầm lặng của các thầy cô giáo nơi đây để ngày ngày gieo những con chữ, ươm mầm xanh tương lai nơi miền biên cương của Tổ quốc./.
Những ngôi nhà sàn đá trăm tuổi ở vùng biên cương Tháng 9 chớm thu, làng Khuổi Ky (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) khoác lên mình vẻ đẹp mong manh, trong trẻo. ... |
Dấu tích bảo vệ biên cương Tây Bắc của vua Lê Thái Tông Văn bia Quế Lâm Ngự Chế được khắc trên ngọn núi Cằm (tức Thẳm Báo Ké, hay còn gọi là hang trai già), tọa lạc ... |
Tết của những người chiến sĩ quân hàm xanh nơi biên cương Tổ quốc Những ngày giáp Tết Kỷ Hợi, đến thăm, hòa mình vào không khí chuẩn bị vui Xuân, đón Tết cùng cán bộ, chiến sĩ Bộ ... |