Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ra sao?
Bảo hiểm xã hội và y tế có thể nộp qua ngân hàng điện tử từ 1/9 |
Nhiều lao động cầm cố sổ bảo hiểm xã hội |
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP thì người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong 6 phương thức đóng như sau để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
1 - Đóng hàng tháng: Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
2- Đóng 3 tháng một lần: Mức đóng được xác định bằng mức đóng hàng tháng nhân với 3.
3- Đóng 6 tháng một lần: Mức đóng được xác định bằng mức đóng hàng tháng nhân với 6.
4- Đóng 12 tháng một lần: Mức đóng được xác định bằng mức đóng hàng tháng nhân với 12.
5- Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần: Mức đóng được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư Quỹ BHXH bình quân tháng, do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
6- Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Mức đóng được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư Quỹ BHXH bình quân tháng, do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Trong trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng từ 3 tháng trở lên nhưng thời gian sau đó dừng tham gia BHXH tự nguyện và chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc, hưởng BHXH một lần hay bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó.
Số tiền hoàn trả cho người tham gia BHXH tự nguyện hoặc hoàn trả cho thân nhân người lao động được tính bằng số tiền đã đóng tương ứng với thời gian còn lại so với thời gian đóng theo phương thức đóng nêu trên và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).
Sổ bảo hiểm xã hội giấy sẽ không còn tồn tại vào năm 2020
Thông tin từ đại diệnBảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, cơ quan này đang rà soát bổ sung thông tin người tham gia để cấp mã số bảo hiểm, tiến tới hoàn thành cấp thẻ bảo hiểm điện tử vào năm 2020, thay thế hoàn toàn cho sổ bảo hiểm xã hội giấy như hiện nay.
Cũng ngay trong tháng 01/2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ thay thế Thẻ bảo hiểm y tế giấy bằng Thẻ bảo hiểm y tế điện tử. Trong Công văn 4173/VPCP-KSTT, Thủ tướng từng yêu cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp Thẻ bảo hiểm y tế có gắn chip với giải pháp công nghệ do Việt Nam làm chủ, bảo đảm kết nối, liên thông, tích hợp an toàn và chia sẻ dữ liệu…
Điều kiện được hưởng và chưa được hưởng chế độ thai sản của lao động năm 2020 Năm 2020, người lao động nam và lao động nữ đóng BHXH và phải đáp ứng đủ một số điều kiện nhất định dưới đây ... |
Bảo hiểm xã hội và y tế có thể nộp qua ngân hàng điện tử từ 1/9 Từ ngày 1/9, các tổ chức, cá nhân có thể nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thông qua nhiều ... |
Những bệnh nghề nghiệp nào được hưởng Bảo hiểm xã hội? TĐO - Bộ Y tế vừa ban hành quy định 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng Bảo hiểm xã hội (BHXH). |