Đổi thay ở một xã vùng biên
Đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng
Xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa có 414 hộ với 1.760 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều, sinh sống ở 5 thôn: A Xóc - Cha Lỳ, Cựp - Cuôi, Sê Pu - Ta Păng, Tri, Cu Bai. Điều kiện thời tiết, khí hậu vùng này khá thuận cho sự phát triển các loại cây trồng và vật nuôi.
Trước đây, bà con canh tác manh mún nhỏ lẻ theo phương thức tự cung, tự cấp, lại thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất nên đời sống của người dân thiếu thốn đủ bề. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thông qua các chương trình dự án như: Chương trình 134, 135, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Chương trình giảm nghèo bền vững, Dự án kinh tế - quốc phòng 337... theo đó, cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm... khang trang, bảo đảm cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh-quốc phòng của địa phương.
Riêng năm 2020, thông qua nguồn vốn Chương trình mục tiêu NTM, xã đã đầu tư xây dựng đường vào khu sản xuất thôn Cu Bai với tổng mức đầu tư 1 tỷ đồng. Các tuyến đường vào thôn Cha Lỳ, thôn Cu Bai, đường vào khu sản xuất thôn Cựp, khu sản xuất Trạc Nòi, đường giao thông liên thôn Cu Bai đi Trạc Nòi... đã được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí lên tới 5,7 tỷ đồng.
Thông qua nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xã đã đầu tư nâng cấp hệ thống nước sinh hoạt thôn Cu Bai, với tổng mức đầu tư 828 triệu đồng, trao 14 con bò lai sind cho 26 hộ nghèo; duy tu bảo dưỡng hệ thống thủy lợi thôn Cựp, với số tiền 100 triệu đồng...
Bên cạnh đó, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, đơn vị trong huyện đã tích cực hỗ trợ, giúp đỡ tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng các mô hình trình diễn, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, tạo thuận lợi để người dân trên địa bàn vay vốn đầu tư phát triển kinh tế. Chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con dân bản thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phát huy nội lực, đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, vươn lên giảm nghèo và làm giàu.
Đời sống người dân đã khởi sắc
Đến thăm Khu định cư tập trung thôn Tri, xã Hướng Lập, nơi sinh sống của 58 hộ dân đồng bào dân tộc Vân Kiều, Bí thư Chi bộ thôn Tri Hồ Văn Khun và Trưởng thôn Hồ Văn Chí cho biết: Trước đây, bà con dân bản sinh sống bên kia dòng sông Sê Păng Hiêng, giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ. Cuối năm 2015, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 đã hỗ trợ đưa 34 hộ dân ở thôn Tri về sinh sống ở Khu định cư tập trung.
Theo đó, các công trình hạ tầng như đường giao thông nối liền với đường Hồ Chí Minh vào đến tận thôn. Những điểm qua suối được thay bằng tràn bê tông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và thông thương hàng hóa của dân bản. Các điểm trường tiểu học và mầm non được đầu tư xây dựng khang trang. Điện lưới quốc gia đã về tận thôn. Có điện, có đường, có trường học..., người dân rất phấn khởi, yên tâm làm ăn. Thông qua sản xuất ruộng nước, chăn nuôi trâu, bò, dê, các loại gia cầm, trồng và nhận khoán bảo vệ rừng mà đời sống của bà con dân bản ngày một khởi sắc.
Chủ tịch UBND xã Hướng Lập Hồ Thị Ven vui mừng chia sẻ: "Các công trình thủy lợi được xây dựng và sửa chữa đã tạo điều kiện đưa nước về tận ruộng, người dân được tập huấn, hướng dẫn và biết cách áp dụng kỹ thuật sản xuất mới; từng bước đưa giống lúa mới vào thay thế giống lúa địa phương, đem lại năng suất và chất lượng cao".
Cùng với những đổi thay về kinh tế, văn hoá - xã hội đều có những chuyển biến tích cực. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” đã được đông đảo Nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia, mang lại hiệu quả thiết thực....
Tạm biệt Hướng Lập khi những tia nắng cuối ngày đã khuất dần trên triền núi, được chứng kiến những đổi thay trên vùng đất của đồng bào Vân Kiều, chúng tôi càng trân trọng những thành quả mà Đảng bộ và Nhân dân xã đã đoàn kết, nỗ lực đạt được như ngày hôm nay.
Ngư dân gặp nạn trong đêm được cứu sống ở vùng biển Cát Bà
Đồn Biên phòng Cát Bà cho biết đã cứu nạn thành công một ngư dân gặp nạn trong đêm ở vùng biển của khu vực này.
|
Những “đầu tàu” ở vùng biên giới Gia Lai
Nhiều năm qua, những người có uy tín, già làng, trưởng thôn là cầu nối đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo nhân dân. Họ đã phát huy tối đa vai trò của mình trong công tác vận động, tuyên truyền người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, từ bỏ những tập tục lạc hậu để đưa thôn, làng phát triển hơn, đồng thời, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới.
|
Giữ vững an ninh, trật tự khu vực biên giới biển Khánh Hòa
Khu vực biên giới biển tỉnh Khánh Hòa đang phát triển rất sôi động, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Tuy nhiên, đi cùng với đó, tệ nạn xã hội, các vụ việc vi phạm pháp luật cũng đang có diễn biến phức tạp. Trước thực tế này, BĐBP Khánh Hòa đã triển khai đồng bộ các biện pháp để giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân.
|
Vững lòng giữa biển xa
Là người vợ của cán bộ kiểm ngư phải biết chăm sóc gia đình thật chu đáo để chồng mình cùng đồng nghiệp vững tin thực hiện nhiệm vụ nơi biển xa. Đó là câu nói của chị Hoàng Thị Hà Nga-vợ của anh Nguyễn Hữu Khánh Linh, Thuyền trưởng Tàu KN 364 thuộc Chi đội Kiểm ngư số 3.
|