Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
18:03 | 30/08/2021 GMT+7

Những “đầu tàu” ở vùng biên giới Gia Lai

aa
Nhiều năm qua, những người có uy tín, già làng, trưởng thôn là cầu nối đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo nhân dân. Họ đã phát huy tối đa vai trò của mình trong công tác vận động, tuyên truyền người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, từ bỏ những tập tục lạc hậu để đưa thôn, làng phát triển hơn, đồng thời, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới.
Mê hoặc vẻ đẹp của Hang Én ở huyện biên giới Gia Lai Mê hoặc vẻ đẹp của Hang Én ở huyện biên giới Gia Lai
Vững vàng “Vành đai thép” trên biên giới Đồng Tháp Vững vàng “Vành đai thép” trên biên giới Đồng Tháp
Lửa hồng ở làng cổ vùng biên giới Tây Nguyên Lửa hồng ở làng cổ vùng biên giới Tây Nguyên

Già làng Siu Deo chia sẻ về công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn giữ vững chủ quyền vùng biên (ảnh chụp trước ngày 27-4-2021). Ảnh: Thùy Dung

Đức Cơ là một huyện biên giới của tỉnh Gia Lai, nhiều năm qua, các già làng, người có uy tín, trưởng thôn đã không quản ngại khó khăn, ngày đêm vận động bà con thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Già làng Siu Deo, người Jrai (thôn Mook Đen 2, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) là một trong những tấm gương tiêu biểu trong việc phối hợp với các đơn vị chức năng để tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ đường biên, cột mốc.

Già làng Siu Deo cho biết: Ia Dom là xã biên giới đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí của người dân còn thấp, đặc biệt là bà con người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhận thức về pháp luật của bà con còn hạn chế. Lợi dụng điều này, các thế lực phản động thường xuyên lôi kéo, kích động người dân vượt biên trái phép, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc cũng như chia rẽ mối quan hệ giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia.

“Trước tình hình đó, tôi cùng bộ máy chính trị cơ sở đã phối hợp với các xã biên giới để tuyên truyền, vận động nhân dân không vi phạm các quy chế biên giới, tham gia bảo vệ các cột mốc biên giới, đồng thời bảo vệ và giữ rừng biên giới. Vận động người dân không vượt biên, chống phá Nhà nước và tố giác kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật để cơ quan chức năng kịp thời xử lý.

Từ năm 2018 đến 2020, tôi đã phối hợp cùng chính quyền địa phương, cán bộ MTTQ tham gia tổ chức 37 buổi tuyên truyền, vận động bà con tại các thôn, làng tham gia bảo vệ khu vực biên giới với hàng nghìn lượt người tham dự; tổ chức vận động 15 trường hợp từ bỏ hành vi lấn chiếm đất làm rẫy tại các khu vực biên giới không cho phép”- già làng Siu Deo kể.

Còn ở huyện vùng biên Chư Prông có rất nhiều tấm gương sáng trong công tác tuyên truyền, vận động người dân giữ vững chủ quyền vùng biên, thay đổi nếp nghĩ cách làm, đẩy lùi các tập tục lạc hậu để vươn lên phát triển kinh tế. Tiêu biểu là nhiều tấm gương phụ nữ như bà Ksor H,Blâm (xã Ia Mơr), bà Siu H,Phin (Ia Púch)...

Già làng Ksor H,Blâm (làng Krông, xã Ia Mơr), sinh năm 1945, nguyên là cán bộ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai. Cả cuộc đời bà gắn liền với cách mạng, buôn làng. Năm 1998, bà được bầu làm già làng và hơn 20 năm nay, bà đã từng bước dìu dắt dân làng bước ra khỏi hủ tục, giải quyết những mâu thuẫn trong cộng đồng...

Đồng thời, bà cũng phối hợp với BĐBP để bảo vệ chủ quyền vùng biên và nuôi dưỡng những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn. “Ia Mơr là xã biên giới, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí hạn chế, nhiều phong tục, hủ tục lạc hậu còn tồn tại, các đối tượng xấu thường lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của dân làng để truyền bá, lôi kéo người DTTS vượt biên trái phép gây mất ổn định an ninh, trật tự...

Để giúp người dân nâng cao nhận thức, tôi đã phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền người dân đề cao cảnh giác, không nghe lời các đối tượng xấu xúi giục để tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo...”- già làng Ksor H,Blâm cho biết.

Ở xã biên giới Ia Púch, bà Siu H,Phin (làng Goòng, xã Ia Púch) cũng là một tấm gương nữ già làng tiêu biểu. Bà không chỉ giúp người dân xóa bỏ những tập tục lạc hậu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, mà còn là cầu nối của các cấp chính quyền trong công tác vận động người dân chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật hay xuất nhập cảnh trái phép.

Bà Siu H,Phin chia sẻ: “Dân làng mình cả tin nên rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng, xúi giục, vì vậy, mình thường xuyên cùng cán bộ địa phương và cán bộ BĐBP đến tuyên truyền, vận động cho người dân hiểu và thực hiện tốt các quy định của địa phương, đồng thời, chăm lo làm ăn, sản xuất để vươn lên thoát nghèo”.

Già làng Siu H’Phin (giữa) là cầu nối của chính quyền với người dân làng Goòng (ảnh chụp trước ngày 27-4-2021). Ảnh: Thùy Dung

Tỉnh Gia Lai hiện có 44 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, có 43 DTTS chiếm 46,23%. Năm 2020, toàn tỉnh Gia Lai có 995 người có uy tín. Nhiều năm qua, được sự quan tâm của các cấp, chính quyền trên địa bàn tỉnh, vai trò người có uy tín, già làng, trưởng thôn... ngày càng được nâng cao. Nhờ vậy, bộ mặt thôn, làng đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống người dân được nâng cao, các hoạt động văn hóa, xã hội ngày càng phát triển, tình hình an ninh trật tự luôn được đảm bảo.

Thời gian qua, để động viên người có uy tín, già làng, trưởng thôn... các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thường xuyên thăm hỏi, quan tâm, động viên những người có uy tín tiêu biểu thông qua nhiều hình thức như gặp mặt, tổ chức thăm hỏi, tặng quà, giúp đỡ về tinh thần, vật chất khi người có uy tín gặp khó khăn, tổ chức biểu dương, khen thưởng những người có uy tín tiêu biểu, có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực đời sống xã hội, quốc phòng-an ninh và giữ gìn văn hóa, phong tục tập quán tại địa phương.

Cũng nhờ những người có uy tín, già làng, trưởng thôn - những “đầu tàu” ở vùng biên giới này đã góp phần giúp bộ mặt thôn làng ngày một đổi thay, đời sống của đồng bào ngày càng phát triển.

Nâng cao công tác quản lý xuất nhập khẩu ở các vùng biên giới Nâng cao công tác quản lý xuất nhập khẩu ở các vùng biên giới
Ngày 28-6, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh BĐBP (Bộ Quốc phòng) và Cục Quản lý xuất, nhập cảnh (Bộ Công an) tổ chức Hội nghị ký quy chế phối hợp. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chỉ đạo hội nghị. Thiếu tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP và Thiếu tướng Quách Huy Hoàng, Cục trưởng Cục Quản lý xuất, nhập cảnh đồng chủ trì hội nghị.
Những cách tuyên truyền bầu cử độc đáo ở Gia Lai Những cách tuyên truyền bầu cử độc đáo ở Gia Lai
Tuyên truyền bầu cử bằng tiếng dân tộc thiểu số, đi từng buồng giam, “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, “ăn- ở - lao động cùng bà con”, đội ngũ người có uy tín tham gia tuyên truyền, vận động người dân… đó là những cách làm mới độc đáo ở Gia Lai.
Cuộc sống mới trên vùng biên giới Ia Dom Cuộc sống mới trên vùng biên giới Ia Dom
Trở lại xã Ia Dom, huyện Đức Cơ (Gia Lai) vào những ngày, chúng tôi cảm nhận rõ sự “thay da đổi thịt” trên vùng biên giới và niềm vui của người dân nơi đây do đời sống ngày càng phát triển.

Thùy Dung
Nguồn: www.bienphong.com.vn

Tin bài liên quan

Bộ đội biên phòng Việt Nam - Lào: cùng xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển

Bộ đội biên phòng Việt Nam - Lào: cùng xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển

Lực lượng Bộ đội biên phòng Việt Nam và Lào đã chủ động, tích cực, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc quản lý bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh, xây dựng biên giới đoàn kết, hòa bình, hữu nghị hai nước.
Tạo sức mạnh tổng hợp trong phòng, chống tội phạm mua bán người trên biên giới Việt - Lào

Tạo sức mạnh tổng hợp trong phòng, chống tội phạm mua bán người trên biên giới Việt - Lào

Đấu tranh, triệt phá thành công tổ chức tội phạm hoạt động mua bán người, lừa đảo qua mạng với quy mô lớn... Hoạt động này góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị, đoàn kết giữa Việt Nam và Lào.
Địa phương Việt Nam - Campuchia: cam kết mạnh mẽ trong phát triển đường biên

Địa phương Việt Nam - Campuchia: cam kết mạnh mẽ trong phát triển đường biên

Năm 2024, rất nhiều biên bản thỏa thuận hợp tác được kí kết giữa các địa phương Việt Nam với các địa phương Campuchia. Điều này đã thể hiện ưu tiên, những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam và Campuchia trong việc phát triển cũng như xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị.

Các tin bài khác

4 tỉnh biên giới Việt Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) trao đổi hợp tác giáo dục

4 tỉnh biên giới Việt Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) trao đổi hợp tác giáo dục

Ngày 26/11, tại thành phố Hà Giang đã diễn ra Hội nghị trao đổi công tác giáo dục giữa bốn tỉnh biên giới Việt Nam gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc).
Thông thạo tiếng nước bạn, cùng bảo vệ biên giới hòa bình

Thông thạo tiếng nước bạn, cùng bảo vệ biên giới hòa bình

Học và sử dụng thành thạo tiếng nước láng giềng không chỉ là yêu cầu công việc, mà còn là cầu nối vun đắp tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước bạn. Hội thi tiếng nước láng giềng trong Bộ đội Biên phòng năm 2024 một lần nữa khẳng định vai trò của ngoại ngữ trong việc bảo vệ biên giới hòa bình, góp phần xây dựng quan hệ đoàn kết, hợp tác chặt chẽ.
Vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc cuộc thi ảnh "Tự hào một dải biên cương”

Vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc cuộc thi ảnh "Tự hào một dải biên cương”

Tối 25/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
Nghệ An: Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị

Nghệ An: Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị

Để phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi ở Nghệ An, những năm qua, với sự vào cuộc quyết liệt và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị cũng như đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền. Nhờ đó, phần lớn đồng bào các DTTS&MN đã có chuyển biến về nhận thức, có ý chí tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo, góp phần xây dựng biên giới giữa Nghệ An và 3 tỉnh của nước bạn Lào hòa bình, hữu nghị.

Đọc nhiều

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Singapore

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Singapore

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, chiều tối 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Singapore.
Nhật Bản tặng 200 cây hoa anh đào cho tỉnh Tây Ninh

Nhật Bản tặng 200 cây hoa anh đào cho tỉnh Tây Ninh

Tại Tuần văn hóa Việt - Nhật, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Ito Naoki đã trao tặng tỉnh Tây Ninh 200 cây hoa anh đào - biểu tượng vẻ đẹp của văn hóa Nhật Bản, trồng trên đỉnh núi Bà Đen.
Hungary trao tặng huân chương cho Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo

Hungary trao tặng huân chương cho Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo

Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo vừa được trao tặng huân chương chữ thập công chức cấp cao của Nhà nước Hungary, bởi những đóng góp to lớn của bà cho những hoạt động trong việc vun đắp và phát triển quan hệ hai nước.
Gieo tình yêu ngôn ngữ dân tộc cho thế hệ trẻ

Gieo tình yêu ngôn ngữ dân tộc cho thế hệ trẻ

Sáng 2/12, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ Khai mạc Khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức.
Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Những chuyến xe tấp nập xuyên biên giới, những đêm trắng bốc dỡ hàng liên tục, những mặt hàng phong phú, số lượng lớn liên tục được xuất, nhập... Đó là hơi thở của cuộc sống vùng biên giữa Việt Nam và Campuchia. Sinh khí này vừa thể hiện quan hệ kinh tế, vừa gắn kết tình hữu nghị giữa hai quốc gia.
Tình nghĩa hai bờ Sê San

Tình nghĩa hai bờ Sê San

Dòng Sê San, con sông hùng vĩ dài 237km, bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Linh trên dãy Trường Sơn và chảy qua vùng đất Gia Lai, Kon Tum trước khi đổ vào Campuchia và hòa vào dòng Mekong. Hơn cả một dòng sông, Sê San là sợi dây liên kết, là chứng nhân cho những câu chuyện nghĩa tình giữa làng bản hai bên biên giới Việt Nam và Campuchia.
Trường Mầm non Hoa Ban –  Nơi gửi gắm những niềm tin

Trường Mầm non Hoa Ban – Nơi gửi gắm những niềm tin

Với những nỗ lực trong công tác chăm sóc và giảng dạy, trường Mầm non Hoa Ban, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên) luôn là những đơn vị dẫn đầu bậc học mầm non trên địa bàn và trở thành địa chỉ để người dân tin yêu và gửi gắm niềm tin.
infographics canh giac lua dao tai cai ung dung vneid gia mao
infographics mot so benh giao mua thuong gap va cach phong tranh
video save the children cung hoc sinh lao cai rung chuong vang xay dung truong hoc an toan hanh phuc
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
Xin chờ trong giây lát...
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Video nhap 20241113162450
Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Tuần lễ Hợp tác Truyền thông "Đối tác ASEAN" 2024
Cận cảnh phân xưởng thông minh của Tập đoàn Máy xây dựng XCMG Trung Quốc
Hội đàm cấp cao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Trung tâm Những người lao động Brazil
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (2/12): Miền Bắc đêm và sáng trời rét

Thời tiết hôm nay (2/12): Miền Bắc đêm và sáng trời rét

Thông tin từ trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết hôm nay 2/12, thời tiết Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm sương mù, ngày nắng. Đêm và sáng trời rét.
Thời tiết hôm nay (1/12): Bắc Bộ trời rét, hanh khô

Thời tiết hôm nay (1/12): Bắc Bộ trời rét, hanh khô

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 1/12, Bắc Bộ tiếp tục hanh khô, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn. Khu vực Nam Bộ có mưa rào và giông.
Thời tiết hôm nay (30/11): Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi dưới 11 độ C

Thời tiết hôm nay (30/11): Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi dưới 11 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 30/11 Bắc Bộ trời rét, nền nhiệt vùng núi giảm xuống 11-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 11 độ C.
Thời tiết hôm nay (28/11): Hà Nội hanh khô, trời rét

Thời tiết hôm nay (28/11): Hà Nội hanh khô, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 28/11, nhiệt độ thấp nhất ở khu vực đồng bằng có thể xuống 15 độ C. Thời tiết Hà Nội hanh khô, không khí ở mức ô nhiễm.
Thời tiết hôm nay (27/11): Miền Bắc có nơi dưới 10 độ C

Thời tiết hôm nay (27/11): Miền Bắc có nơi dưới 10 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 11-13 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
Thời tiết hôm nay (25/11): Không khí lạnh tràn về, Hà Nội mưa rải rác

Thời tiết hôm nay (25/11): Không khí lạnh tràn về, Hà Nội mưa rải rác

Hiện nay, bộ phận không khí lạnh mạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động