Độc đáo lễ hội rước giao hiếu hai làng Thị Cấm - Hòe Thị
Với nền văn hiến lâu đời, Việt Nam có nhiều lễ hội được tổ chức hàng năm ở khắp các địa phương và tỉnh thành trên cả nước. Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch năm 2018, cả nước có 7.966 lễ hội, trong đó 7.039 lễ hội dân gian và Hà Nội là địa phương có nhiều lễ hội nhất với 1.095 lễ hội.
Một trong số những lễ hội đặc sắc, mang đậm màu sắc văn hóa thôn làng phải kể đến lễ hội rước giao hiếu của hai làng Hòe Thị và Thị Cấm (nay tách thành hai phường Xuân Phương và Phương Canh, thuộc quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Theo các cụ hai làng cho biết, Hoè Thị là anh, Thị Cấm là em. Cứ đến chiều ngày 12-2 âm lịch, làng em rước lên thăm anh. Sáng ngày 13 làng anh lại rước xuống thăm em. Lễ hội rước giao hiếu ra đời bắt nguồn từ tình cảm keo sơn gắn bó giữa hai anh em - giữa hai ngôi làng. Ngòi ra còn để tưởng nhớ và tri ân công lao của Đức Thánh Phan Tây Nhạc - một vị tướng thời Hùng Duệ Vương. Ông đã có công giúp Hùng Vương thứ 18 dẹp giặc Thục và giúp dân cày cấy dệt lụa. Điều thú vị là cả hai ngôi làng này đều thờ chung Đức Thánh Phan Tây Nhạc.
Cũng có tích kể lại rằng, xưa kia, tướng Phan Tây Nhạc về tuyển quân. Khi đi ngang qua đây, thấy cảnh vật tươi tốt liền hỏi thăm một cô gái xem nơi này là đâu, cô gái chỉ cười, vị tướng liền đặt tên là làng Hòe Thị (làng có cô gái hay cười). Đi một đoạn nữa, ông gặp cô gái khác và lại hỏi, cô gái không cười không nói gì cả. Ông liền đặt tên làng Thị Câm (làng có cô gái câm), sau này được đổi tên là Thị Cấm.
Trải qua hàng trăm năm, với những người con làng Hoè Thị và Thị Cấm, lễ hội này vẫn giữ nguyên màu sắc và sự háo hức mong chờ. |
Trải qua hàng trăm năm, với những người con làng Hoè Thị và Thị Cấm, lễ hội này vẫn giữ nguyên màu sắc và sự háo hức mong chờ. Mặc dù địa giới hành chính có sự thay đổi, nhưng điều đó không ảnh hưởng đến thành công của lễ hội, đến tình cảm, sự đoàn kết mà người dân hai làng dành cho nhau.
Lễ hội rước giao hiếu hai làng Thị Cấm - Hòe Thị được tổ chức vào ngày 12,13 tháng 2 âm lịch, thu hút đông đảo người dân hai làng tham gia và hàng nghìn người xem với những trò chơi như đập niêu, bóng đá, cờ tướng, múa lân. Đặc biệt là đoàn rước giao hiếu từ chiều ngày 12 đến trưa ngày 13. Đi đầu là đoàn lân rồng, tiếp theo là binh khí của nhà ngài, nhân vật đĩ bồng vừa đi vừa múa, kiệu ông, kiệu bà, cuối cùng là các cụ trong ban tế, cụ bà trong ban dâng hương và người dân hai làng.
Trong đó đặc sắc nhất có 2 cụ ông gần 90 tuổi, một cụ thổi tù và cụ còn lại giả gái làm nhân vật "con Đĩ đánh bồng". “Con Đĩ đánh bồng” là trò diễn dân gian xuất phát từ nhu cầu văn hóa tinh thần của quân đội thời xưa, được diễn tại lễ hội của một số làng ven kinh đô Thăng Long xưa như Triều Khúc (xã Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nội) và một số nơi khác, nhưng không đâu độc đáo bằng ở làng Hoè Thị.
Cụ ông gần 90 tuổi thổi tù ở lễ hội. |
Cụ Đức chuyên đóng vai con đĩ đánh bồng trong đoàn rước giao hiếu từ đình Thị Cấm lên đình Hoè Thị và ngược lại. Năm nay cụ đã ngoài 80 tuổi nhưng vào mỗi dịp lễ hội cụ đều nhiệt tình tham gia góp phần vào thành công của lễ hội hai làng. |
Ở làng Hòe Thị, các Đĩ Bồng không diễn trên sân đình mà thường đi sau kiệu rước, là nhân vật tạo không khí vui nhộn cho đám rước. Với những điệu múa mềm dẻo uyển chuyển rất đẹp của mình, các cụ giả gái thành nhân vật Đĩ Bồng đã thành tâm góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa và tạo lên một lễ hội thành công tốt đẹp.
Mời ngắm thêm những hình ảnh từ lễ hội độc đáo này của hai làng Hòe Thị - Thị Cấm:
Xem thêm:
Điều đặc biệt ở ngôi làng có những nhà cổ ‘bằng 3 nhà mặt phố’ Bước qua cánh cổng làng Nôm, ngôi làng cổ 200 năm tuổi thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên, sẽ khiến du khách chìm đắm trong ... |
Làng lụa Vạn Phúc - từ làng nghề truyền thống đến điểm chụp ảnh "check in" của giới trẻ Làng lụa Vạn Phúc không chỉ mang vẻ đẹp của một làng nghề truyền thống nghìn năm tuổi mà còn là điểm du lịch hấp ... |
Làng cổ Đường Lâm - nơi thương nhớ ở lại Với những người dân xứ Đoài mây trắng, làng cổ Đường Lâm là niềm tự hào không có gì có thể thay thế. Còn với ... |