Doanh nghiệp Việt tại Liên Bang Nga nỗ lực vượt "bão" COVID-19
Bạn bè quốc tế đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong các hoạt động hữu nghị, hợp tác quốc tế Nhân kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2020), bạn bè quốc tế đã gửi lời chúc ... |
Hơn 200 cán bộ chiến sĩ Việt Nam tham gia giao lưu, tranh tài ở Army Games 2020 tại Liên Bang Nga Tham gia Hội thao Quân sự quốc tế, đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam cử hơn 200 cán bộ chiến sĩ, tham gia tranh ... |
Công nhân nhà máy Sostra được trang bị đồ bảo hộ trong quá trình sản xuất. (Ảnh: TTXVN) |
Công ty Sostra của người Việt, sở hữu thương hiệu nước tương nổi tiếng Sen Soy là một điển hình. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, công ty Sostra đã áp dụng hàng loạt biện pháp nghiên ngặt phòng ngừa virus xâm nhập, cũng như đảm bảo an toàn cho người lao động trong nhà máy. Nhờ thế, nhà máy của Sostra đảm bảo công ăn việc làm cũng như thù lao cho khoảng 250 công nhân và nhân viên, trong đó có khoảng 40 người Việt Nam.
Trả lời TTXVN về hoạt động kinh doanh, Tổng Giám đốc Sostra Nguyễn Quốc Nguyên cho biết dịch COVID-19 có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty như sức mua giảm, chi phí đầu vào tăng…, song ông đánh giá đây chỉ là những khó khăn nhất thời trong ngắn hạn. Về lâu dài, tác động của dịch COVID-19 là không lớn và dường như chỉ làm chậm lại các kế hoạch đổi mới và phát triển của công ty.
Dịch COVID-19 cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống ở Liên bang Nga. Ước tính đã đã có khoảng 50-70 nhà hàng ở thủ đô Moscow phải đóng cửa do không được giảm giá thuê mặt bằng hoặc doanh thu từ khách hàng sau khi nới lỏng cách li cũng không đủ để trang trải hoạt động.
Đối mặt với những thách thức lớn, chuỗi nhà hàng Viet Express ở thủ đô Moscow vẫn duy trì hoạt động và hy vọng vào một tương lai tươi sáng.
Ra đời từ tháng 6/2017, Viet Express được điều hành bởi 2 sinh viên Lê Trung Sơn (26 tuổi, hiện là nghiên cứu sinh Đại học Kinh tế Plekhanov) và Dương Quang Vương (27 tuổi, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Plekhanov).
Sở hữu phong cách thiết kế riêng cùng các món ẩm thực luôn duy trì hương vị, bản sắc Việt Nam vì vậy Viet Express luôn được các thực khách ủng hộ. Nhờ đó, sau đại dịch COVID-19, Sơn và Vương tập trung vào việc vận hành trở lại nhà hàng thứ 3 tại khu công viên giải trí “Đảo ước mơ” ở Moscow.
Không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhiều chủ xưởng may người Việt tại Liên Bang Nga cũng đã đang phải xoay xở, thích nghi với điều kiện mới trên thị trường. Nhờ sự linh hoạt đó mà xưởng may có 80 công nhân của Công ty Shveinyi Dvor ở Moscow không phải tạm dừng sản xuất, vẫn duy trì đều đặn công việc cho các công nhân.
Xưởng may của Công ty Shveinyi Dvor tại Moscow, Nga. (Ảnh: SGGP) |
Trả lời TTXVN, chị Bạch Thị Thạch, 32 tuổi, quê Hòa Bình, làm ở xưởng may gần 5 năm, cho biết, từ ngày bùng phát dịch COVID-19, công ty không cho nhân viên ra ngoài. Hàng hóa may cũng ít, công việc kinh doanh kém đi. Trước đây, lương bình quân được 800 USD/tháng, song từ ngày có dịch, lương chỉ ở mức 500-600 USD/tháng.
Để có thể bán hàng, duy trì công ăn việc làm cho công nhân, các xưởng may của người Việt đều rất linh hoạt, căn cứ vào nhu cầu thị trường để cân đối sản xuất và đặc biệt là đưa ra những quyết định chiến lược về mẫu mã sản phẩm.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, xong rất nhiều xưởng may của người Việt vẫn chung tay hỗ trợ nhà chức trách địa phương trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Hoạt động này không chỉ tạo công ăn việc làm cho người lao động mà còn thể hiện những nỗ lực lớn của doanh nghiệp vì cộng đồng.
Trao Kỷ niệm chương tặng Tổng lãnh sự Liên bang Nga tại TP.HCM Chiều 12/8, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các ... |
Hội Hữu nghị Việt - Nga trao kỉ niệm chương cho 10 cán bộ Liên bang Nga tại Việt Nam Hội Hữu nghị Việt - Nga đã trao kỉ niệm chương cho 10 cán bộ Nga đã có nhiều đóng góp tích cực vào hoạt ... |