Doanh nghiệp Việt sẵn sàng dùng "đòn bẩy" RCEP tiếp cận thị trường 3,5 tỷ dân
500 doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc hợp tác đón thời cơ từ Hiệp định RCEP Sở Công Thương tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) vừa tổ chức Triển lãm trực tuyến thương mại song phương Sơn Đông - Việt Nam (RCEP), sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ năm 2022. |
Nga tăng cường xuất khẩu sản phẩm từ gia cầm và thịt lợn sang thị trường Việt Nam Theo Rosselkhoznadzor (Dịch vụ Liên bang về giám sát và kiểm dịch động thực vật của Nga), hiện nay đã có thêm 5 doanh nghiệp Nga được quyền cung cấp thịt cho thị trường Việt Nam, nâng tổng số doanh nghiệp cung cấp thịt lên 62 công ty. |
Các nước tham gia Hiệp định RCEP là các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam (Nguồn: Báo Công Thương). |
Việc đưa Hiệp định RCEP vào thực thi được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, mở ra một không gian sản xuất chung và một thị trường xuất khẩu rộng lớn, ổn định trong khu vực.
"Siêu" Hiệp định thương mại
Tương tự các hiệp định thương mại tự do ASEAN+ hiện hành, trong RCEP, Việt Nam sẽ xóa bỏ khoảng 90,3% số dòng thuế cho Australia và NewZeland, 86,7% cho Nhật Bản và Hàn Quốc, 85,6% cho Trung Quốc.
Trong khi đó, các nước ASEAN sẽ xóa bỏ thuế quan cho Việt Nam khoảng 85,9%-100% số dòng thuế; các nước đối tác xóa bỏ cho Việt Nam khoảng 90,7%-98,3%.
Một số mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu được các nước xóa bỏ thuế quan ngay sau khi RCEP có hiệu lực gồm, hàng thủy sản, thịt, rau quả, nông sản, một số loại máy móc, thiết bị và linh kiện điện tử…
Dù không có đột phá về cắt giảm thuế nhập khẩu nhưng với quy định cởi mở về xuất xứ hàng hóa, RCEP sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn ưu đãi từ các đối tác. Điểm khác biệt của RCEP là thay vì 5 hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN với các đối tác trước đây Việt Nam phải áp dụng, tuân thủ 5 bộ quy tắc xuất xứ để hàng hóa khi xuất khẩu sang thị trường đó để được hưởng ưu đãi thuế, thì RCEP tạo nên một bộ quy tắc xuất xứ hài hòa.
Doanh nghiệp có thể sử dụng các nguyên liệu đầu vào từ tất cả các nước trong khu vực RCEP (bao gồm 10 nước ASEAN và 5 nước đối tác) để sản xuất ra hàng hóa, khi xuất khẩu đi bất cứ nước nào trong số các thành viên RCEP cũng đều được hưởng ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng được quy tắc xuất xứ…
Nhờ quy tắc này, hàng hóa có thể thể dễ dàng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan cao hơn bất kỳ FTA nào đã có, từ đó gia tăng xuất khẩu, nhất là ở các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, NewZeland…
Theo các nhà đàm phán, mức thuế quan ưu đãi này được kỳ vọng sẽ giảm xuống chỉ còn 5%-0% cho toàn bộ Biểu thuế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lớn hơn tham gia vào mạng lưới chuỗi giá trị và sản xuất khu vực.
Các nước tham gia Hiệp định RCEP là các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm trên 1/2 tổng kim ngạch thương mại của cả nước. Có nhiều nước (Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước ASEAN) được xem là nơi sở hữu, cung ứng nguyên liệu, vật tư chiến lược lớn của thế giới.
Vì vậy, RCEP càng có ý nghĩa lớn đối với Việt Nam, bởi khối này bao trùm phần lớn hoặc toàn bộ chuỗi sản xuất (từ nguồn cung nguyên phụ liệu đến thị trường tiêu thụ) của nhiều sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như: dệt may, thiết bị điện tử…
Đây là những điều kiện quan trọng, tạo thuận lợi cho các ngành hàng, doanh nghiệp Việt Nam đa dạng và tối ưu hóa nguồn nguyên liệu đầu vào để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.
Bên cạnh đó, theo các cam kết khác của RCEP, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ việc cắt giảm chi phí giao dịch và môi trường kinh doanh thân thiện hơn, nhờ hài hòa hóa các quy định hiện hành và áp dụng chung trong các FTA khác nhau của ASEAN; từ đó tạo cơ hội chủ yếu về trung và dài hạn phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực và thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định cho Việt Nam.
Dù mới có hiệu lực từ đầu năm 2022, song RCEP đã chứng tỏ tiềm năng và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt (Nguồn: Báo Đầu tư). |
“Sân chơi” lớn cho doanh nghiệp
Hơn 2 năm qua là thời gian thử thách chưa từng có với mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam bởi đại dịch Covid-19. Thế nhưng, Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được những kết quả tích cực, tương đối toàn diện trên các lĩnh vực.
Đặc biệt, trong năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên đạt mức 670 tỷ USD, tăng 23% so với năm trước, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Trong đó xuất khẩu có sự bứt phá ngoạn mục, tăng trên 19% (vượt 15% so với kế hoạch), duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp với mức thặng dư trên 4 tỷ USD.
6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ở mức cao (đạt 371,17 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2021), đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Những kết quả này đều sự đóng góp quan trọng, tích cực của hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc tận dụng tốt các thời cơ, thuận lợi từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết để mở rộng, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu.
Tính đến tháng 1/2022, Việt Nam đã ký kết và thực thi 15 FTA với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó Hiệp định RCEP là một “siêu” Hiệp định thương mại tự do, được 10 nước thành viên ASEAN và 5 nước đối tác là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.
Tiềm năng lớn nhất của RCEP là sự kết nối 4 FTA hiện hành giữa ASEAN và các nước đối tác để thành 1 FTA lớn nhất thế giới, tạo “sân chơi” lớn cho doanh nghiệp Việt Nam với thị trường 3,5 tỷ dân, 28% tổng thương mại thế giới, chiếm gần 30% GDP toàn cầu. Với kinh nghiệm tham gia nhiều FTA, RCEP được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quy mô, đẩy mạnh xuất khẩu.
Dù mới có hiệu lực từ đầu năm 2022, song RCEP đã chứng tỏ tiềm năng và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt.
Thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan trong nửa đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước RCEP đạt 70,45 tỷ USD, tăng 15,03% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, ba thị trường mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là: Trung Quốc đạt 26,1 tỷ USD, Hàn Quốc đạt 12,1 tỷ USD và Nhật Bản đạt 11,3 tỷ USD - đều là thành viên của RCEP.
Tuy vậy, việc tham gia RCEP cũng đi liền với nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là việc cam kết mở cửa hàng hóa. Sức ép cạnh tranh ngay trên sân nhà với các doanh nghiệp Việt Nam được dự báo sẽ gay gắt và khó khăn hơn.
Hơn nữa, các quy định về kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy suất nguồn gốc, hàng rào kỹ thuật ngày càng chặt chẽ hơn, nên các thị trường vốn được coi là dễ tính trong RCEP đang ngày càng nhiều quy định khắt khe hơn.
Doanh nghiệp, người sản xuất muốn cạnh tranh phải nhanh chóng hoàn thiện, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, tận dụng tốt nhất những ưu đãi của Hiệp định, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.
Nhiều cơ hội để doanh nghiệp Việt xuất khẩu thực phẩm sang châu Phi Trong hai ngày 14 và 15/6, Hội nghị giao thương trực tuyến thực phẩm Việt Nam - châu Phi 2022 được tổ chức nhằm kết nối các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng thực phẩm của Việt Nam với các đối tác đến từ các nước châu Phi, mở ra cơ hội hợp tác đầu tư giữa hai bên. |
Đối thoại với các ngư dân, doanh nghiệp thủy sản nhằm kiểm soát IUU Ngày 14/6, tại TP Quy Nhơn, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Việt Nam (VASEP) phối hợp với Sở NN-PTNT Bình Định tổ chức buổi đối thoại với các ngư dân, chuyên gia, doanh nghiệp thủy sản nhằm kiểm soát IUU (hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định) và kết nối chuỗi liên kết trong tiêu thụ thủy, hải sản tại Bình Định. |