500 doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc hợp tác đón thời cơ từ Hiệp định RCEP
ASEAN và Hàn Quốc: Xác định người dân là trung tâm của sự hợp tác Ngày 1/7/2022, tại Seoul, Hàn Quốc đã diễn ra Đối thoại ASEAN và Hàn Quốc lần thứ 26. Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yeo Seung-bae và Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam đồng chủ trì cuộc đối thoại. |
Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp Thái Lan - Đà Nẵng Ngày 4/7, UBND thành phố Đà Nẵng phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan tổ chức Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Thái Lan - Đà Nẵng 2022 nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa thành phố Đà Nẵng và các đối tác Thái Lan. |
Triển lãm nhận được sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, đại diện của Bộ Công Thương Việt Nam tại Trung Quốc và Hội Doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc...
Triển lãm có sự tham gia của nhiều ngành nghề như máy móc thiết bị, hàng dệt may, vật liệu xây dựng, nông sản phẩm... thu hút hơn 500 doanh nghiệp hai nước cùng tham dự với hơn 400 buổi toạ đàm thương mại trực tuyến.
500 doanh nghiệp hai nước Trung - Việt cùng tham dự với hơn 400 buổi toạ đàm thương mại trực tuyến (Ảnh: CMG). |
TS Trà My, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc cho biết, dự định ban đầu triển lãm diễn ra một tuần, nhưng vì số doanh nghiệp 2 nước có nhu cầu đăng ký lớn, nên cuộc toạ đàm, những phiên giao thương bổ sung giữa hai bên đến nay vẫn đang được tiếp tục.
Theo TS Trà My, doanh nghiệp hai nước Việt - Trung đều có nhu cầu rất lớn về kết nối thương mại. Việc RCEP có hiệu lực đã thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sang thị trường khổng lồ Trung Quốc. RCEP có lợi cho việc giảm rào cản thuế quan và phi thuế quan, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các biện pháp tăng cường thu nhập. Trước thềm RCEP, hai nước Việt - Trung còn có rất nhiều không gian hợp tác, hai bên sẽ có ngày càng nhiều hơn nữa, các chương trình hợp tác thiết thực".
Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc cho biết, cùng với số doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Trung Quốc ngày càng tăng, để hỗ trợ các doanh nghiệp tìm hiểu tốt hơn về chính sách ưu đãi và sớm hoà nhập được vào thị trường Trung Quốc, Hội Doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc cùng với những cơ quan hữu quan trong nội địa Trung Quốc sẽ đưa ra một số chương trình trong vòng vài năm tới, để hỗ trợ càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam tiến vào thị trường Trung Quốc.
TS Trà My, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc (ở giữa) phát biểu tại tọa đàm (Ảnh: CMG). |
"Thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông mà tôi đang sinh sống và làm việc, về khoảng cách, là một trong những thành phố gần Nhật và Hàn nhất tại Trung Quốc, với ưu thế tự nhiên "lưng tựa Hàn Nhật, mặt hướng ASEAN", sẽ là địa điểm khá thích hợp để mở ra cánh cửa thị trường phía Bắc Trung Quốc cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hiệp hội chúng tôi dự định tổ chức Diễn đàn đầu tư thương mại Yên Đài-Việt Nam vào tháng tới.
Hiện tại, Hiệp hội có 1 Showroom Gian hàng Quốc gia Việt Nam 800 m2, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam được trưng bày, đưa sản phẩm/ thương hiệu của mình giới thiệu vào thị trường Trung Quốc. Tại Yên Đài, Hiệp hội có đầu tư Trung tâm Thương mại Việt - Trung với diện tích 3400 m2, để hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại - đầu tư của doanh nghiệp 2 nước Việt - Trung.
Theo TS Trà My, doanh nghiệp hai nước Việt-Trung đều có nhu cầu rất lớn về kết nối thương mại (Ảnh: CMG). |
Hiệp hội dự định triển khai dự án Vườn ươm doanh nghiệp Việt Nam tại Khu miễn thuế thương mại tự do thành phố Yên Đài, thành lập Khu công nghiệp Việt Nam - ASEAN tại Yên Đài. Đây sẽ là điểm đến tập trung dành cho các doanh nghiệp Việt Nam/ Đông Nam Á muốn mở công ty và văn phòng đại diện tại Trung Quốc, và Hiệp hội có chính sách hỗ trợ ưu đãi riêng.
Trung tâm thương mại Việt Nam tại Trung Quốc. |
TS Trà My hy vọng, sẽ có ngày càng nhiều hơn nữa các doanh nghiệp Việt có thể đáp chuyến tàu nhanh RCEP hợp tác sâu rộng cùng Trung Quốc, hoà nhập vào thị trường Trung Quốc.
TS Trà My cho biết: "Đối với các doanh nghiệp Việt Nam có ý định hợp tác với Trung Quốc, chúng ta nên xác định ưu thế của mình trong khuôn khổ RCEP, hiểu biết đầy đủ những quy tắc liên quan đến RCEP, sử dụng tốt cơ hội lớn này, để đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất với doanh nghiệp mình".
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được 10 nước Thành viên ASEAN ký kết với các nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand vào ngày 15/11/2020 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Việc Hiệp định RCEP có hiệu lực từ tháng 1/2022 đã góp phần đa phương hóa các Hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực, các bên sẽ ngay lập tức thực hiện các cam kết của mình, trong đó có các cam kết cắt bỏ thuế quan. Cụ thể, Việt Nam, Trung Quốc và các nước đối tác sẽ xóa bỏ thuế quan đối với ít nhất 64% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Đến cuối lộ trình (sau 20 năm) Việt Nam sẽ xóa bỏ gần 90% số dòng thuế với các nước đối tác, trong khi đó, các nước đối tác sẽ xóa bỏ khoảng 90-92% số dòng thuế cho Việt Nam và các nước ASEAN sẽ xóa bỏ gần như toàn bộ số dòng thuế cho Việt Nam. |
Kết nối doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam hợp tác về thương mại, đầu tư Ngày 7/6/2022, Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải đã có cuộc họp lãnh đạo Hội đồng kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) và và Hội đồng kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam nhằm trao đổi các định hướng lớn về hợp tác, thúc đẩy thương mại, đầu tư trong thời gian tới. |
Kết nối hợp tác đầu tư doanh nghiệp Quảng Nam với Thái Lan Ngày 5/7, tỉnh Quảng Nam phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan sẽ tổ chức Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Quảng Nam - Thái Lan. |