Doanh nghiệp dệt may nêu một loạt kiến nghị để "giải nhiệt cơn khát" đơn hàng
Nhờ "ông lớn” Nike, Adidas, một doanh nghiệp dệt may Việt đặt mục tiêu lãi vượt 250 tỷ Theo lãnh đạo Sợi Thế Kỷ, giả sử nhu cầu sản phẩm dệt may không hồi phục mạnh, công ty dựa vào chiến lược kết hợp với các thương hiệu làm sản phẩm. Doanh thu có thể không tăng nhiều, nhưng giá bán tốt hơn mang lại hiệu quả cao. |
Doanh nghiệp dệt may xoay xở giữ người lao động khi giảm đơn hàng Đơn hàng chỉ còn theo tháng, thậm chí không có đơn hàng, là tình cảnh của nhiều doanh nghiệp dệt may. Lúc này, các doanh nghiệp xoay sở chia công việc, thậm chí nhận cả đơn hàng "lỗ" để người lao động có việc làm, có thu nhập - chờ khó khăn qua đi. |
Doanh nghiệp dệt may không thể nhận đơn hàng trị giá hàng tỷ USD do vướng Thông tư 49/2015/TT-BCT |
Trong ngành dệt may, hầu hết các doanh nghiệp lớn khi nhận đơn hàng về sau đó chuyển cho các doanh nghiệp nhỏ gia công để cùng cộng sinh với nhau, nhưng khi thiếu hụt đơn hàng các “ông lớn” sẽ giảm bớt lượng đơn hàng nên các doanh nghiệp nhỏ càng khó khăn hơn, trong khi, ngành dệt may có từ 70- 80% là doanh nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Và gần đây, một tập đoàn rất lớn của Canada trúng thầu 3,7 tỷ USD đơn hàng quân, trang quân phục tại Canada, trong đó, 30% giá trị đơn hàng được phép sản xuất ở nước ngoài, họ muốn giao cho Việt Nam sản xuất.
Trong bối cảnh rất “đói” đơn hàng, nếu doanh nghiệp nhận được đơn hàng này sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, theo Thông tư số 49/2015/TT-BCT làm hàng quân trang, quân phục cho nước ngoài doanh nghiệp phải nêu tên của người sử dụng cuối cùng. Đây là vấn đề rất khó khăn để có được những thông tin này, nên khả năng doanh nghiệp Việt Nam không nhận được đơn hàng là rất cao.
“30% của 3,7 tỷ USD tương đương 1,11 tỷ USD, một con số khá lớn, trong bối cảnh hiện nay nếu nhận được đơn hàng này sẽ giúp doanh nghiệp tạo việc làm cho người lao động. Rất mong Bộ Công thương xem xét tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhận được đơn hàng này”, ông Trần Như Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) nêu kiến nghị.
Tại sao Bangladesh thừa đơn hàng còn dệt may Việt Nam lại thiếu?
Dù thị trường đang khó khăn nhưng dệt may Bangladesh vẫn có đủ đơn hàng sản xuất còn dệt may Việt Nam lại thiếu trầm trọng. Tại sao có sự khác nhau giữa Việt Nam và Bangladesh?
Tại Hội nghị “Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu”, do Bộ Công thương tổ chức ngày 25/4 vừa qua, ông Trần Như Tùng cho biết, vấn đề nằm ở chỗ phát triển bền vững, khách hàng đến từ châu Âu rất đề cao môi trường, các nhà máy ở Bangladesh làm rất tốt tiêu chí này nên được khách hàng lựa chọn còn Việt Nam do chậm hơn cho nên bị mất cơ hội.
Ông Trần Như Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Chính vì vậy, về trung, dài hạn đề nghị Bộ Công thương làm cầu nối hỗ trợ một phần tài chính và con người giúp doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư nhà máy đáp ứng các tiêu chí như giảm chất thải, khí thải, giảm sử dụng hóa chất và tăng cường sử dụng nguyên liệu tái chế, tái tạo.
“Vấn đề này Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chơi, vì nếu không giải quyết khách hàng châu Âu sẽ không đặt hàng Việt Nam mà chuyển sang Bangladesh”, ông Tùng nhấn mạnh.
Mặt khác, theo quy định của các hiệp định EVFTA và CPTPP nguồn nguyên liệu dệt may từ vải trở đi phải tự chủ, và để doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nhà nước đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở nhà máy sản xuất vải, nhưng khi trên thực tế xin đầu tư nhà máy vải ở địa phương là cực kỳ khó khăn, vì lo nhuộm gây ô nhiễm môi trường nên địa phương không chấp nhận đầu tư.
Thiếu nguồn vải buộc các doanh nghiệp phải nhập từ các nước, nhất là Trung Quốc và mua vải Trung Quốc thì dệt may sẽ không hưởng được ưu đãi do các FTA mang lại.
“Vấn để xử lý chất thải môi trường bây giờ rất đơn giản, công nghệ làm được hết, địa phương chỉ cần làm tốt khâu hậu kiểm, ai xử lý không đúng thì phạt nặng chứ đừng vì sợ ô nhiễm môi trường mà làm ảnh hưởng đến cả ngành dệt may”, ông Tùng nhấn mạnh.
Phải tự mình cứu trước, trước khi người khác cứu
Nhằm hỗ trợ ngành dệt may vượt qua khó khăn trước mắt cũng như lâu dài, VITAS kiến nghị với Bộ Công thương.
Thứ nhất về ngắn hạn (trong năm nay và năm sau), để giúp cho đơn hàng được nhiều hơn đề nghị tham tán thương mại (thuộc Bộ Công thương) các nước, nhất là các nước trong khối CPTPP và EVFTA thông qua các chương trình xúc tiến thương mại kết nối các nhãn hàng của nước sở tại với các nhà sản xuất Việt Nam.
Thứ hai, đề nghị Bộ Công thương phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước xem xét cho các doanh nghiệp dệt may gói vay ưu đãi 0% như trong mùa dịch COVID-19 từ Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ trả lương cho người lao động.
Thứ ba, để kích thích doanh nghiệp đầu tư nhiều vào các nhà máy xanh sạch, tạo động lực cho họ làm tốt hơn nữa nhà nước cần có chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bằng cách giảm thuế từ 1% - 2% cho những doanh nghiệp có nhà máy đạt tiêu chuẩn xanh.
“Bangladesh cũng đang làm việc này, đó là lý do tại sao hầu hết các nhà máy dệt may xanh, sạch trên thế giới đều nằm ở Bangladesh. Ngay bây giờ nếu chúng ta không tăng cường xây dựng nhiều nhà máy xanh sạch, thì đến một lúc nào đó các đơn hàng sẽ dần chuyển sang các nước khác như Bangladesh”, Phó chủ tịch VITAS cảnh báo.
Trả lời các đề xuất của VITAS, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng đơn hàng không chỉ đơn thuần là đơn hàng, ở thời điểm này mất đơn hàng làm mất thị trường, đã không có thị trường thì doanh nghiệp không thể tồn tại. Vì vậy, những khó khăn của các doanh nghiệp Bộ đã, đang và sẽ tìm hiểu để đồng hành.
Tuy nhiên, để hệ thống chính trị và người dân ủng hộ nhất là địa phương thì các hiệp hội, các doanh nghiệp phải làm tốt, ví dụ trong lĩnh vực dệt may như Phó chủ tịch VITAS đã nói, bây giờ công nghệ hoàn toàn có thể kiểm soát được vấn đề ô nhiễm môi trường, nhưng các địa phương đều rất ngại là do có những ngành thâm hụt lao động, thâm hụt đất đai và có những ngành rất gây ô nhiễm môi trường, nhất là tẩy nhuộm… Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải tốt thậm chí lấy kinh nghiệm của Bangladesh, nước đã đi trước đã làm thành công tuyên truyền vận động.
“Tóm lại, muốn cứu được thì phải tự mình cứu trước, trước khi người khác cứu. Những gì VITAS kiến nghị chúng tôi ghi nhận và trong “biển” công việc như thế này mà dành cho riêng ai không phải là dễ, nhưng trong chương trình truyền hình công thương Bộ cam kết sẽ dành thỏa đáng thời gian cho doanh nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
VCCI kiến nghị cơ chế Nhà nước hỗ trợ thu hồi đất cho doanh nghiệp Theo VCCI, cần thiết kế cơ chế có sự can thiệp của Nhà nước vào việc thu hồi đất trong trường hợp nhà đầu tư không thể thỏa thuận được với người sử dụng đất. Trong đó, có thể đặt ra tỷ lệ % đất không thể thỏa thuận được mà Nhà nước phải can thiệp. |
Câu chuyện về kỳ vọng của doanh nghiệp logistics có khả năng phân loại 1 triệu đơn hàng/ngày Trung tâm phân loại hàng hóa công nghệ cao vừa khánh thành của Lazada rộng gần 20.000m2, có thể xử lý tới 1 triệu bưu kiện mỗi ngày, mức độ tự động hóa đến 99% nhờ công nghệ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine learning (máy học). |