Doanh nghiệp FDI tại Đà Nẵng đề nghị tạo điều kiện để lưu thông hàng hóa và thu hút lao động
Sau gần 2 tháng (kể từ ngày 31/7) thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, Đà Nẵng đang dần chuyển sang trạng thái “bình thường mới”. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã được hoạt động trở lại như trước nhưng phải có phương án thích ứng với việc phòng, chống dịch trong từng lĩnh vực theo các hướng dẫn của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch đã ban hành.
Tuy nhiên, đại diện nhiều doanh nghiệp FDI trên địa bàn cho rằng rất khó để có thể thực hiện đầy đủ các phương án mà thành phố đã đừa ra. Do đó, các đơn vị này đề nghị chính quyền thành phố nghiên cứu tạo điều kiện để có thể khôi phục sản xuất.
Mở rộng giấy thông hành, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa
Trao đổi với báo chí, ông Kim Jinmo, Phó giám đốc Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) tại Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, thành phố Đà Nẵng đã ban hành các chỉ đạo, hướng dẫn cũng như các chính sách giúp kiểm soát tốt dịch bệnh, thể hiện qua số ca mắc đang giảm dần thời gian gần đây. Điều này cũng cho thấy hướng đi đúng đắn của chính quyền. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi chính sách, các công ty rơi vào thế bị động khi các chính sách phòng, chống dịch ban hành và áp dụng quá nhanh khiến doanh nghiệp không kịp thay đổi để thích ứng.
“Các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Đà Nẵng rất chia sẻ và đồng hành với các quyết sách chống dịch của thành phố. Song giờ đây dịch đã cơ bản được kiểm soát, cần xây dựng kịch bản phải sống chung, để vừa duy trì sản xuất vừa phòng, chống dịch”, ông Kim Jinmo nói.
Đề nghị mở rộng giấy thông hành, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh - Ảnh minh họa |
Theo ông Ikeda Naoatsu, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản - Chi hội Đà Nẵng (JCCID) cho rằng, hiện nhiều doanh nghiệp bị đứt gãy chuỗi cung ứng do Đà Nẵng phụ thuộc nguồn nguyên vật liệu từ các thành phố lớn. Nếu không có sự lưu thông kết nối với Hà Nội và các tỉnh phía Nam thì rất khó cho doanh nghiệp.
Còn ông Jose Sanchez - Barroso Gonzalez, đại diện Hiệp hội Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) bày tỏ nguyện vọng sớm được mở cửa để làm việc. Thành phố cần có kế hoạch phục hồi kinh tế trên cơ sở tham khảo các địa phương khác.
Nói thêm về vấn đề này, ông Shin Yong Kyn, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hàn Quốc đề xuất Đà Nẵng sớm thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Tạo điều kiện để doanh nghiệp trở lại hoạt động, cũng như mở rộng giấy thông hành cho các doanh nghiệp có thể lưu thông hàng hóa với các địa phương khác.
Giảm thủ tục nhập cảnh cho chuyên gia nước ngoài, nới lỏng điều kiện đi lại cho lao động
Cùng với việc tạo điều kiện để lưu thông hàng hóa, đại diện các doanh nghiệp cho rằng việc tạo điều kiện thuận lợi nhất để các chuyên gia nước ngoài trở lại làm việc là hết sức cần thiết.
Ông Shin Yong Kyn, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hàn Quốc đề xuất: “Hiện các chuyên gia gặp nhiều khó khăn về thủ tục nhập cảnh nên khi máy móc hư hỏng không thể sửa chữa được. Về vấn đề cách ly khi chuyên gia nhập cảnh, đề nghị rút ngắn thời gian cách ly, dựa vào số mũi tiêm vaccine và số lần xét nghiệm PCR".
Đồng quan điểm, ông Ciprian Bota, Giám đốc sản xuất Công ty trách nhiệm hữu hạn Universal Alloy Corporation Vietnam (Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, huyện Hòa Vang) kiến nghị cho phép các chuyên gia nước ngoài được lựa chọn cách ly tại các khách sạn, cơ sở lưu trú thay vì phải cách ly tập trung như hiện nay.
Ông Ciprian Bota cho biết công ty hiện có trên 90% người lao động đã tiêm 1 mũi vaccine COVID-19 và đang dần khôi phục sản xuất, song các đơn hàng vẫn đang bị chậm do chưa hoạt động hết công suất. Do đó, đại diện doanh nghiệp đề nghị TP. Đà Nẵng sớm được phân bổ thêm vaccine để tiêm đủ 2 mũi cho người lao động.
Tạo điều kiện để đưa 100% lao động trở lại làm việc - Ảnh minh họa. |
Còn ông Chris Vanloon, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam - Chi hội Đà Nẵng (AmCham) thì cho rằng: "Thành phố cần cung cấp thông tin một cách rõ ràng và minh bạch về kế hoạch mở cửa trở lại và các bước hướng tới mở cửa lại, quy trình sản xuất an toàn, để các doanh nghiệp có thể hướng dẫn nhân viên đảm bảo các điều kiện làm việc trong tình hình mới. Cùng với đó là tiêm chủng cho toàn bộ người dân và doanh nghiệp".
Đại diện Hiệp hội đề nghị thành phố nới dần các quy định về giấy đi đường vì thực tế có một số doanh nghiệp đã tuyển được nhân sự mới nhưng người lao động không thể đến doanh nghiệp để nhận việc. Mong muốn của các doanh nghiệp hiện nay là được tạo điều kiện hoạt động với 100% công suất để hoàn thành đơn hàng cho các đối tác.
Đại diện Công ty LG Electronic Việt Nam tại Đà Nẵng cho biết, hiện doanh nghiệp đang khó khăn trong việc tuyển dụng và điều chuyển nhân sự các tỉnh thành và các nước đến Đà Nẵng, vì thế mong muốn thành phố sớm ban hành chính sách phù hợp về việc di chuyển trong và ngoài nước.
Cũng có ý kiến về quy định đi lại, ông Nguyễn Thanh Phúc, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam - Đà Nẵng kiến nghị bỏ giấy đi đường vì thủ tục tốn nhiều thời gian. Theo ông Phúc, trong công đoạn sản xuất tại nhà máy, ngoài kỹ sư làm việc còn phải thuê công ty bên ngoài làm khâu vệ sinh. Nhưng công ty này nằm này nằm ngoài khu công nghiệp nên việc xin giấy đi đường QR Code gặp khó.
"Hơn 1 tuần này công ty đã gửi lên UBND quận Liên Chiểu, Sở Công Thương, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp nhưng không được duyệt vì không đúng đối tượng chứ không phải họ làm khó. Mà nếu bộ phận vệ sinh này không đi làm được thì các công đoạn của nhà máy cũng bị gián đoạn" - ông Phúc chia sẻ.
Ông Ikeda Naoatsu, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản - Chi hội Đà Nẵng (JCCID) nhấn mạnh: Hiện rất nhiều doanh nghiệp đang bị đứt gãy chuỗi cung ứng, vì nhiều doanh nghiệp tại Đà Nẵng phụ thuộc nguồn nguyên vật liệu từ các tỉnh, thành phía Bắc và phía Nam nhưng hàng hóa hiện rất khó lưu thông vì không thiết yếu. Nếu không sớm có sự thông thương, kết nối, sẽ rất khó cho doanh nghiệp.
Còn ông Chris Vanloon, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam - Chi hội Đà Nẵng (AmCham) thì cho rằng: "Thành phố cần cung cấp thông tin một cách rõ ràng và minh bạch về kế hoạch mở cửa trở lại và các bước hướng tới mở cửa lại, quy trình sản xuất an toàn, để các doanh nghiệp có thể hướng dẫn nhân viên đảm bảo các điều kiện làm việc trong tình hình mới. Cùng với đó là tiêm chủng cho toàn bộ người dân và doanh nghiệp".
Trăn trở của doanh nghiệp FDI tại Đồng Nai và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi sản xuất sau COVID-19 Các hiệp hội, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đánh giá cao môi trường đầu tư của Đồng Nai; một số doanh nghiệp FDI đã đề nghị tỉnh sớm ưu tiên đủ vaccine cho doanh nghiệp để tiêm phòng cho người lao động và có chính sách linh hoạt, chi tiết và rõ ràng hỗ trợ doanh nghiệp đưa lao động trở lại nhà máy để sớm hoạt động trở lại bình thường. |
Tận dụng ưu đãi từ EVFTA là giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp FDI khôi phục sản xuất Với nhiều ưu đãi về thuế quan và được ví như “đường cao tốc” cho doanh nghiệp đến với thị trường EU, nhưng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) không hẳn tạo thuận lợi với tất cả doanh nghiệp và mọi loại hàng hóa. Tuy nhiên, nếu thay đổi và tận dụng, cộng đồng doanh nghiệp có cơ hội lớn để phát triển kinh tế và vượt qua khó khăn thời kỳ hậu COVID-19. |
Doanh nghiệp FDI tại TP.HCM cần thêm cơ chế để trở lại sản xuất sau dịch COVID-19 Dịch bệnh COVID-19 đã có tác động mạnh vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Cùng với việc sản xuất sụt giảm, nhiều doanh nghiệp còn đang phải loay hoay trong việc đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch COVID-19 khi quay trở lại sản xuất. |