DN Việt khát vọng toàn cầu: Viettel từ "lặn lội" tới "lựa chọn"
Viettel Global mạnh dạn đầu tư, phát triển dịch vụ viễn thông với nhiều thương hiệu khác nhau ra thế giới và tiến tới làm chủ công nghệ tân tiến nhất. |
Một thập kỷ "chinh phục" thế giới
Trong khi nhiều DN Việt thoát khỏi “đội thuyền thúng” bằng cách chỉ đơn thuần xuất khẩu hay niêm yết ở thị trường nước ngoài hay gọi vốn ngoại, Viettel mạnh dạn đầu tư, phát triển dịch vụ viễn thông với nhiều thương hiệu khác nhau ra thế giới trong một thập kỷ qua và tiến tới làm chủ công nghệ tân tiến nhất.
Thấm thoắt đã 10 năm kể từ khi Viettel Global khai trương dịch vụ viễn thông đầu tiên ở nước ngoài tại Campuchia, Lào với nhiều hoài nghi. Và quả thực, đầu tư kinh doanh ở nước ngoài với muôn vàn khác biệt từng khiến Viettel Global vấp phải rất nhiều trắc trở, thậm chí lỗ nặng.
Tuy nhiên, tới nay ít ai ngờ Viettel Global đã vươn ra 10 quốc gia và vùng lãnh thổ với doanh số tại thị trường nước ngoài đạt gần 17.000 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận của Viettel Global liên tục tăng và tới cuối năm 2018 đã làm ăn có lãi tại 8/10 thị trường, hoàn vốn đầu tư tại 3 nước, lỗ trong kế hoạch tại 2 nước do mới đầu tư.
Bảo toàn vốn đầu tư, làm ăn có lãi đã khó, nhưng khó hơn là xây dựng hình ảnh thương hiệu Việt tại các nước trên thế giới.
CEO Viettel Nguyễn Mạnh Hùng (nay là Bộ trưởng Bộ TTTT) khi nói về 5 khát vọng của tập đoàn vào năm 2017 từng nhấn mạnh về “khát vọng chinh phục”: Ở Việt Nam đã có một số cá nhân đi ra nước ngoài chinh phục thế giới thành công nhưng đã đến lúc các doanh nghiệp Việt cần đi ra nước ngoài nhiều hơn nữa.
Đã có nhiều sự kiện, hội thảo về thương hiệu Việt toàn cầu, các chuyên gia đặt kỳ vọng vào Viettel vì công nghệ viễn thông được xem là một trong những lĩnh vực có thể tạo bước đột phá thần tốc trên thị trường toàn cầu nếu làm chủ được nó.
Khát vọng là thế, nhưng bài học của những gã khổng lồ như Samsung cho thấy để nhanh chóng trở thành thương hiệu toàn cầu, thậm chí là hàng đầu thế giới thì R&D (Nghiên cứu & Phát triển) vẫn đóng vai trò sống còn để tạo ra sự khác biệt, vượt trội về sản phẩm, dịch vụ, từ đó mới chinh phục được các thị trường khác nhau về lối sống, văn hóa trên toàn cầu. Viettel nằm trong số ít các thương hiệu Việt phát triển mạnh R&D với sự ra đời từ lâu của Viện Nghiên cứu và phát triển Viettel R&D, doanh số hiện đã đạt 800 triệu USD. Nếu làm chủ công nghệ thì khát vọng toàn cầu sẽ không còn xa với những doanh nghiệp như Viettel.
Ngoài R&D, bài học từ các thương hiệu hang đầu thế giới cho thấy, muốn vươn ra biển lớn thì trước hết phải “làm vua” của ngành hàng ở trong nước để không bị các đối thủ khác hạ đo ván trên sân nhà. Quyền Chủ tịch Viettel Lê Đăng Dũng gần đây khiến nhiều đối thủ giật mình khi cho biết DN sẽ tự sản xuất được thiết bị 5G. Theo ông Dũng, việc quan trọng nhất của Viettel là xây dựng, đề cử công nghệ 4.0 tại Việt Nam và các thị trường mà Viettel đang đầu tư. Về công nghệ 4G, ông Dũng khẳng định: Ở Việt Nam, Viettel là mạnh nhất, bởi chúng ta hiểu đúng được con người để tạo dựng được những ứng dụng quan trọng nhất cho xã hội này.
Thực tế cho thấy, trong số các DN viễn thông tại Việt Nam, Viettel đang dẫn đầu nhiều chỉ số và lĩnh vực với những thế mạnh mà ngay cả những gã khổng lồ nước ngoài muốn nhăm nhe cũng khó cạnh tranh. Ở trong nước, Viettel tiếp tục là thương hiệu mạnh nhất Việt Nam ngành hàng Bưu chính-Viễn thông-Tin học do người tiêu dùng bình chọn ; tiếp tục củng cố ngôi vị "Mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam", và là một trong những mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới...
Tính đến đầu năm 2019, Việt Nam hiện có quan hệ thương mại, xuất khẩu với hơn 230 thị trường trên khắp thế giới, có 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần, giúp kinh tế sau 33 năm đổi mới ngày càng hội nhập sâu rộng ra biển lớn.
|
Lựa chọn nơi rót vốn trong tương lai
Viettel còn có “bảo bối” khác là các thương vụ M&A (mua bán sáp nhập) từ những ngày đầu vươn ra nước ngoài như việc mua lại Beeline ở Campuchia…
Hiện Viettel nằm trong top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao và top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Viettel đã đầu tư ra 10 thị trường nước ngoài với tổng dân số 240 triệu người, trải rộng khắp châu Á, châu Phi và châu Mỹ với 48 triệu thuê bao. Mục tiêu tới năm 2020, Viettel sẽ mở rộng thị trường đầu tư đạt quy mô dân số 400-500 triệu dân và đứng trong top 10 công ty viễn thông toàn cầu.
Điều đáng ghi nhận, doanh thu Viettel năm 2018 giảm so với năm 2017 do thị trường trong nước bão hòa, nhưng nguồn từ thị trường nước ngoài lại ghi điểm. Doanh thu dịch vụ từ mảng đầu tư ra nước ngoài của Viettel tăng gần 20%, dòng tiền chuyển về nước là 240 triệu USD, cao hơn năm trước 3%. Số thuê bao di động của các thị trường nước ngoài tăng gần 20% với 12 triệu thuê bao mới trong năm, nâng tổng số thuê bao của Viettel trên toàn cầu vượt 110 triệu.
Tổng doanh thu từ các thị trường nước ngoài của Viettel năm 2018 ước đạt 1,3 tỷ USD, tức chiếm khoảng 13% so với tổng doanh thu của tập đoàn (234.000 tỷ đồng tương đương 10 tỷ USD).
Từ “lặn lội” tới “lựa chọn”
Quyền Chủ tịch Viettel Lê Đăng Dũng: "Tư duy Viettel tập trung ở châu Á là đúng, giờ phút này nếu có các nước mới thì cũng là châu Á. Ngày xưa tiếng tăm ít, chúng tôi toàn phải lặn lội đi khắp nơi, khoảng 100 nước trên thế giới để tìm giấy phép. Đến giờ phút này thì người ta tìm đến mình. Hiện nay thì đang nhiều lựa chọn lắm, chúng tôi đang chọn, cân nhắc thôi". |
Hình ảnh Viettel đã trở nên quen thuộc tại nhiều quốc gia trên thế giới:
Movitel của Viettel là thương hiệu viễn thông hàng đầu tại Mozambique |
Nexttel - thương hiệu của Viettel - nhà mạng tốt nhất tại Cameroon |
Metfone của Viettel trở thành thương hiệu viễn thông giá trị nhất tại Campuchia |
Mạng viễn thông Bitel của Viettel Global tại Peru đã trở nên gần gũi với mỗi người dân tại đây |
Halotel ở Tanzania |
Lumitel đứng số 1 ở Brundi |
DN Việt khát vọng toàn cầu: Tân Hiệp Phát tiếp cận thế giới bằng tri thức Nhà tư vấn tiếp thị hàng đầu ở Mỹ Jack Trout, từng viết: “Cuộc chiến thương hiệu là cuộc chiến nằm trong suy nghĩ (in ... |
Tự phát triển mạng 5G siêu tốc, Viettel không dính đến Huawei TĐO - Hãng thông tấn Nikkei cho biết Viettel dự định sử dụng công nghệ lõi do tập đoàn tự phát triển để xây dựng ... |
Lợi nhuận của Viettel tại Burundi (Lumitel) tăng trưởng mạnh năm 2018 Trong số 10 thị trường quốc tế mà Viettel đang kinh doanh, Burundi là thị trường mà Viettel vươn lên vị trí số 1 nhanh ... |
Lợi nhuận quý 4/2018 của Viettel Global tăng hơn 660 tỷ đồng so với cùng kỳ Nếu như quý 4/2017 lợi nhuận của Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel - Viettel Global (VGI) là – 645 tỷ đồng, thì năm ... |