Điện Biên trao truyền nghề làm trang phục truyền thống cho 20 phụ nữ Cống
Sơn Lâm (T/h) 18/08/2022 07:53 | Tập tục
![]() |
Phụ nữ Cống ở bản Púng Bon, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên chăm chỉ học nghề (Ảnh: Dân tộc và phát triển). |
Trong tháng 8, tại bản Púng Bon, xã Pa Thơm (huyện Điện Biên), Bảo tàng tỉnh Điện Biên đã tổ chức lớp truyền dạy nghề làm trang phục truyền thống cho 20 phụ nữ dân tộc Cống.
Các học viên tham gia là phụ nữ dân tộc Cống có tuổi đời từ 15 - 50, có khả năng thực hành và truyền dạy cho những người khác trong cộng đồng.
Giám đốc Bảo tàng tỉnh Điện Biên, ông Đặng Trọng Hà cho biết: Dưới sự hướng dẫn của 2 nghệ nhân am hiểu về trang phục truyền thống dân tộc Cống, học viên được truyền dạy thực hành cách thức hoàn thiện 2 bộ trang phục của nam và nữ. Bao gồm các quy trình: Chuẩn bị nguyên liệu; kỹ thuật đo, cắt, khâu, chắp, ghép, can vải màu; thêu hoa văn; làm cúc và khuy áo...
Đây là một trong những hoạt động thiết thực, nhằm giúp cộng đồng người Cống nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc gìn giữ, phát huy bộ trang phục truyền thống nói riêng, giá trị văn hóa dân tộc nói chung.
Hiện nay đồng bào dân tộc Cống chỉ chiếm khoảng 0,18% dân số và là 1 trong 3 dân tộc rất ít người tại tỉnh Điện Biên. Tại Điện Biên đồng bào sinh sống rải rác ở 5 bản thuộc 3 huyện, gồm: Bản Lả Chà, xã Pa Tần (huyện Nậm Pồ); bản Nậm Kè, xã Nậm Kè (huyện Mường Nhé); các bản Huổi Moi, Si Văn và Púng Bon, xã Pa Thơm (huyện Điện Biên).
Truyền hình
Đáng chú ý
Bạn bè quốc tế lưu giữ khoảnh khắc Fansipan

Bài viết mới
Độc đáo lễ cấp sắc, đàn ông Dao phải trải qua mới trưởng thành

Tết Ramưwan: Lễ hội văn hóa đặc sắc của người Chăm ở Bình Thuận

Chuyên đề

Giao lưu hữu nghị quốc tế năm 2023

Quan hệ Việt Nam-Australia từ góc nhìn đối ngoại nhân dân

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.