Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất trái cây tại Tiền Giang
Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân gặp gỡ chia sẻ kinh nghiệm về việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất trái cây.
Theo Báo cáo của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cả nước hiện có 1,18 triệu ha cây ăn trái. Trong đó, một số loại cây có sản lượng cao như xoài 940.000 tấn, thanh long gần 1,4 triệu tấn, bưởi 992.000 tấn, vải 374.000 tấn, sầu riêng 664.000 tấn, khóm 733.000 tấn.
Cơ giới hóa trong sản xuất cây ăn trái tại ĐBSCL đạt trên 70% (Ảnh: Minh Đảm). |
Cũng theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, mức độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đạt tỷ lệ khá cao; trong đó, trồng trọt đạt từ 70-100%, chăn nuôi đạt từ 55-90%....
Cơ giới hóa sản xuất trái cây gồm: Chuẩn bị đất trồng lên liếp, trồng; phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, vun xới đất, làm cỏ, bón phân; bao trái cây, cắt cành, tỉa nhánh; thu hoạch, vận chuyển, chế biến, bảo quản.
Theo ông Vũ Văn Tiến, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, cho biết cơ giới hoá trong ngành trái cây hiện tập trung vào 5 khâu chính, bao gồm chuẩn bị đất trồng, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển và chế biến, bảo quản.
Còn theo ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, hiện nay, tỉnh Tiền Giang nói riêng và nhiều địa phương khác của khu vực ĐBSCL có mức độ cơ giới hóa cao. Cụ thể như ở khâu làm đất lúa đạt 100%, thu hoạch lúa đạt trên 90%. Khâu chăm sóc, phun thuốc bảo vệ thực vật cây hàng năm đạt trên 70%. Thời gian qua cơ giới hóa nông nghiệp đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, mức độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở một số khâu còn thấp, sự phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của ngành nông nghiệp và thế mạnh của nhiều địa phương.
Nông dân Bình Phước giới thiệu trái cây đặc sản tại hội chợ Hội chợ trái cây và hàng nông sản tỉnh Bình Phước năm nay quy tụ 200 gian hàng, trong đó có 100 gian hàng trưng bày sản vật sản trái cây tiêu biểu, đặc trưng thơm ngon nổi tiếng của các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại ở Bình Phước. |
Vải thiều Bắc Giang lần đầu xuất hiện trong Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản Từ ngày 15/12/2019, vải tươi Việt Nam được Chính phủ Nhật Bản đồng ý cho phép xuất khẩu chính ngạch vào thị trường này. Và năm 2022, lần đầu tiên vải tươi Việt Nam nói chung và vải thiều Bắc Giang nói riêng xuất hiện ở Lễ hội Việt Nam tại Tokyo, Nhật Bản. |