Đẩy mạnh cho vay lúa gạo tín chấp trên cơ sở quản lý dòng tiền
Doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo lưu ý những thay đổi của thị trường Trung Quốc Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường này ngày càng có nhiều thay đổi lớn trong quy định nhập khẩu. |
"Ngóng" tín dụng mùa cao điểm thu hoạch lúa gạo Đông Xuân Lĩnh vực xuất khẩu gạo, đa phần là những doanh nghiệp vừa và nhỏ ít vốn, nhưng cần một lượng tiền rất lớn để mua lúa gạo vào mùa cao điểm. |
Hình minh họa, nguồn: Internet. |
Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của các thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo, đặc biệt trong vụ thu hoạch đông - xuân năm 2023, ngày 24/3/2023, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL thực hiện một số nội dung đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng phải chủ động cân đối, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, thu mua, chế biến, tạm trữ thóc, gạo, kinh doanh, xuất khẩu gạo, đặc biệt vụ thu hoạch đông - xuân trong những tháng đầu năm 2023.
Đồng thời, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng phù hợp.
Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng nâng cao hiệu quả thẩm định, đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng và đánh giá rủi ro nhằm tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay hoặc cho vay không có tài sản bảo đảm trên cơ sở quản lý dòng tiền.
Bên cạnh đó, chủ động làm việc trực tiếp với các thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo để có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn phục vụ sản xuất, thu mua, chế biến, tạm trữ thóc, gạo, đặc biệt là cho vay tạm trữ, xuất khẩu gạo.
Ngoài ra, tổ chức tín dụng cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chính sách, gồm Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo các nghị định và thông tư đã hướng dẫn về cho vay kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó chú trọng cho vay các mô hình chuỗi liên kết thóc, gạo từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, chính sách hỗ trợ lãi suất...
Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn cân đối, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, thu mua, chế biến, thóc, gạo, kinh doanh, xuất khẩu gạo, đặc biệt trong vụ thu hoạch đông - xuân năm 2023, không để xảy ra tình trạng khách hàng phản ánh gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng dẫn tới ách tắc trong khâu thu mua thóc, gạo trên địa bàn.
Bám sát diễn biến, tình hình thị trường và việc cho vay ngành gạo của các ngân hàng thương mại trên địa bàn để kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp trên địa bàn nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Nhà nước, các quy định của ngân hàng thương mại về cho vay phục vụ sản xuất, thu mua, chế biến, tạm trữ thóc, gạo, kinh doanh, xuất khẩu gạo.
Phối hợp với các sở, ban ngành tăng cường triển khai Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo thuận lợi cho các thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Thái Lan và Việt Nam cùng nhau tăng giá gạo trên thị trường thế giới Hai nước thuộc khu vực Đông Nam Á là Thái Lan và Việt Nam có kế hoạch bắt tay cùng nhau để tăng giá gạo trên thị trường quốc tế nhằm hỗ trợ cho người nông dân cải thiện cuộc sống của mình. |
Thái Lan - Việt Nam thống nhất thỏa thuận hợp tác tăng giá lúa gạo Gần đây, báo chí Thái Lan đã đăng tải tin tức về việc Bộ Nông nghiệp nước này đã đạt thỏa thuận với Việt Nam về việc tăng giá gạo xuất khẩu. |