Đảo Cô Tô: Thí điểm không mang chai nhựa, túi nylon từ 1/9
Các quy định mới đối với thị trường lao động Malaysia Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) vừa đưa ra thông báo về các quy định mới đối với thị trường lao động tại Malaysia. |
Quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 11/2022/TT-BGDĐT quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/9/2022. |
Đây là một trong những giải pháp mà huyện đảo du lịch Cô Tô đang triển khai thực hiện nhằm xây dựng Cô Tô thành huyện đảo không rác thải nhựa.
Cô Tô là huyện đảo ở phía đông tỉnh Quảng Ninh, cách đất liền khoảng 80km. Với gần 50 đảo nhỏ, Cô Tô đã và đang trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Trong 7 tháng đầu năm 2022, huyện đảo này đón trên 162.000 lượt khách.
Đảo Cô Tô huy động người dân chung tay dọn rác ngoài biển cuốn vào bờ (Ảnh: baodantoc.vn). |
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của du lịch, môi trường trên đảo bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lượng rác từ sinh hoạt và hoạt động du lịch, đặc biệt là rác thải nhựa. Thời gian qua, chính quyền và người dân huyện đảo Cô Tô đã và đang thực hiện đồng thời 2 đề án: “Phân loại rác thải tại nguồn” và “Hạn chế sử dụng túi nilon”.
Theo đó, rác thải hữu cơ sẽ được thu gom để ủ phân vi sinh, các loại rác vô cơ sẽ được phân loại và tái chế một phần nhằm giảm bớt lượng rác thải ra môi trường. Đồng thời, Cô Tô cũng nỗ lực tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp, khách du lịch về việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng túi nylon, hình thành thói quen trong người dân và du khách về sử dụng các vật liệu tái chế, vật liệu thân thiện với môi trường trong hoạt động du lịch.
Việc thí điểm sẽ được triển khai trong khoảng vài tháng, sau đó sẽ tổng kết để tiến tới áp dụng chính thức quy định này bởi hiện nay tại huyện đảo các nhu yếu phẩm cơ bản đã được chuẩn bị đầy đủ để có thể đáp ứng nhu cầu của du khách.
Thông tin từ lãnh đạo UBND huyện Cô Tô cho biết để triển khai hiệu quả quy định này, huyện Cô Tô yêu cầu các hãng vận chuyển và công ty lữ hành hướng dẫn cho du khách ngay từ khi bán vé và khi đến cầu cảng Vân Đồn để ra đảo Cô Tô thì sẽ yêu cầu mọi người để lại chai nhựa, túi nylon cùng những vật có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, huyện Cô Tô cũng kêu gọi mỗi người dân trên đảo cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động chống rác thải nhựa bằng các hành động cụ thể, thiết thực. Trong đó, thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi nylon thông qua việc mua sắm, trong sinh hoạt, làm việc, lao động thường ngày; sử dụng thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường. Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống.
Theo ước tính và số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, rác thải nhựa chiếm tỷ trọng khoảng 5 - 10% trong rác thải sinh hoạt. Ở Việt Nam, tính trung bình mỗi năm thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nylon. Trung bình, mỗi hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng khoảng một kg túi nylon mỗi tháng. Hơn 80% số đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần. Rác thải nhựa không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không khí và môi trường nước: Khi đốt, rác thải nhựa sẽ sinh ra chất độc đi-ô-xin, furan gây ô nhiễm không khí, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư,… |