Dân Hong Kong tuần hành, xin lãnh đạo G20 giúp đỡ
Dân Hong Kong lại biểu tình yêu cầu Đặc khu trưởng từ chức Hong Kong tuyên bố dừng thông qua Dự luật dẫn độ Nhiều cơ quan chính phủ Hong Kong phải đóng cửa vì biểu tình |
Người dân Hong Kong lại biểu tình hôm 26/6 để phản đối dự luật dẫn độ. Ảnh: Reuters |
Những người biểu tình đã diễu hành tới các lãnh sự quán của các nước G20, cầm những bảng hiệu như xin "Giúp đỡ Hong Kong".
Trong ba tuần qua, hàng triệu người Hong Kong đã phản đối dự luật dẫn độ sẽ cho phép dẫn độ nghi phạm bị truy nã. Theo đó, tuỳ theo từng vụ việc, chính quyền Hong Kong sẽ xem xét liệu có nên dẫn độ các nghi phạm tới những nước mà Hong Kong không có thoả thuận dẫn độ chính thức hay không. Ví dụ như Trung Quốc đại lục, hay cả Macau và Đài Loan. Hiện tại, Hong Kong có thoả thuận dẫn độ với 20 quốc gia.
Dưới sức ép từ những cuộc biểu tình kéo dài của người dân, Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 15/6 đã tuyên bố trì hoãn vô thời hạn dự luật cho phép dẫn độ những người phạm tội về xét xử tại Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, người dân Hong Kong yêu cầu phải huỷ bỏ hoàn toàn dự luật vì lo ngại một ngày nào đó dự luật sẽ “quay trở lại”. Họ cũng yêu cầu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải từ chức.
Người biểu tình cầm biển hiệu giải phóng Hong Kong. Ảnh: Reuters |
"Chúng tôi muốn các quốc gia tham dự G20 thảo luận về các vấn đề ở Hong Kong", một người biểu tình nói.
Tại lãnh sự quán Mỹ ở Hong Kong, những người biểu tình đã gửi một bản kiến nghị yêu cầu tổng thống Donald Trump "Đưa Hong Kong tới Hội nghị thượng đỉnh G20". Họ kêu gọi ông Trump sẽ trao đổi vấn đề Hong Kong với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, và ủng hộ rút toàn bộ dự luật dẫn độ cũng như tiến hành một cuộc điều tra về sự tàn bạo của cảnh sát Hong Kong khi chống lại người biểu tình.
Người biểu tình tiến đến Lãnh sự quán Anh tại Hong Kong. Ảnh: Reuters |
Những người biểu tình mặc áo phông "Giải phóng Hong Kong", cũng đã diễu hành đến lãnh sự quán Anh, nơi những kiến nghị của họ được một nhà ngoại giao cấp cao chấp nhận. Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt nói với quốc hội hôm 25/6 rằng London sẽ cấm bán hơi cay cho Hong Kong và kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về bạo lực gần đây.
Việc nâng cao câu chuyện dẫn độ của Hong Kong có thể gây bối rối cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào thời điểm căng thẳng thương mại gia tăng với Mỹ, và gây thêm áp lực lên nhà lãnh đạo Hong Kong trong bối cảnh Bắc Kinh hiện đang nghi ngờ về khả năng của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Zhang Jun nói đầu tuần này rằng Trung Quốc sẽ không cho phép vấn đề Hong Kong được thảo luận tại G20.
Nhưng những người biểu tình Hong Kong đã gây quỹ hơn 5 triệu đô Hồng Kông (khoảng hơn 640.000 USD) để mua quảng cáo trên các phương tiện truyền thông lớn như New York Times nhằm phổ biến về tình trạng của Hong Kong tại G20. Một số người biểu tình Hong Kong cũng đã tới Osaka (Nhật Bản), nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20.
Dân Hong Kong lại biểu tình yêu cầu Đặc khu trưởng từ chức Một ngày sau khi Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga ra thông báo tạm hoãn vô thời hạn dự luật dẫn độ, hàng ... |
Hong Kong tuyên bố dừng thông qua Dự luật dẫn độ Dưới sức ép từ những cuộc biểu tình kéo dài của người dân, Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 15/6 đã ... |
Nhiều cơ quan chính phủ Hong Kong phải đóng cửa vì biểu tình Chính quyền Hong Kong đã đóng cửa các văn phòng thuộc chính phủ trong khu tài chính từ giờ đến cuối tuần vì biểu tình. ... |