Dân Hong Kong lại biểu tình yêu cầu Đặc khu trưởng từ chức
Hong Kong tuyên bố dừng thông qua Dự luật dẫn độ Nhiều cơ quan chính phủ Hong Kong phải đóng cửa vì biểu tình Nửa triệu người Hong Kong biểu tình lớn nhất trong 15 năm |
Người dân đặt hoa cẩm chướng trắng trước Pacific Palace, nơi một người đàn ông bị rơi xuống khi biểu tình. Ảnh: Reuters |
Một số người biểu tình mang hoa cẩm chướng trắng, trong khi những người khác giương biểu ngữ ghi “Không bắn, chúng tôi là người Hong Kong” để tránh lặp lại những bạo lực làm rung chuyển trung tâm tài chính hôm 13/6 khi cảnh sát bắn đạn cao su và hơi cay để ngăn người biểu tình.
Đám đông reo hò khi những người đứng đầu biểu tình kêu gọi mọi người hô lớn Nhà lãnh đạo Hong Kong từ chức. Đồng thời yêu cầu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải lên tiếng xin lỗi người dân vì đã để cảnh sát bắn súng cao su và hơi cay vào người biểu tình.
Dưới sức ép từ những cuộc biểu tình kéo dài của người dân, Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 15/6 đã tuyên bố trì hoãn vô thời hạn dự luật cho phép dẫn độ những người phạm tội về xét xử tại Trung Quốc đại lục. Đây được xem là cuộc biểu tình lớn nhất và bạo lực nhất ở Hong Kong kể từ năm 1997. Nó đã đặt ra dấu hỏi về khả năng tiếp tục lãnh đạo Hong Kong của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga.
Đoàn người biểu tình mặc áo đen xuống đường sáng 16/6. Ảnh: Reuters |
“Ngày hôm qua, khi bà ấy (bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga) thông báo hoãn dự luật nhưng cũng không hề đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào với người dân. Điều đó không thể chấp nhận được”, Catherine Cheung, 16 tuổi nói với Reuters khi tham gia trong đoàn người biểu tình yêu cầu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức. “Bà ấy là một nhà lãnh đạo tồi tệ, đầy dối trá... Tôi nghĩ rằng bà ấy chỉ trì hoãn dự luật để mong chúng tôi bình tĩnh lại và không biểu tình nữa”, cô nói thêm.
Bạn cùng lớp của Catherine, Cindy Yip, nói: “Đó là lý do tại sao chúng tôi vẫn yêu cầu hủy bỏ hoàn toàn dự luật. Chúng tôi không tin tưởng bà ấy nữa. Bà ấy phải từ chức”.
Jimmy Sham, một người biểu tình cho hay: Bà Nguyệt Nga chỉ nói tạm hoãn dự luật vô thời hạn. Nhưng điều đó có nghĩa là dự luật có thể được đưa ra lại bất cứ lúc nào. Chúng tôi không chấp nhận như vậy. Chỉ khi nào chính quyền thông báo huỷ bỏ dự luật hoàn toàn thì chúng tôi mới ngừng biểu tình.
Trong khi đó, lãnh đạo Mặt trận Nhân quyền của người dân Bonny Leung - một trong những nhóm đã giúp tổ chức các cuộc biểu tình cho hay: "Người dân Hong Kong đã bị lừa dối bao nhiêu lần rồi".
Người dân giư biểu ngữ yêu cầu bỏ hoàn toàn dự luật. Ảnh: Reuters |
Cuộc biểu tình, bạo loạn lớn nhất từ năm 1997 cho thấy nỗi lo ngại của người dân về việc Bắc Kinh đang can thiệp quá sâu vào quyền tự do và văn hoá Hong Kong.
Sau khi được Anh trao trả về Trung Quốc năm 1997 theo mô hình "một quốc gia, hai chế độ", Hong Kong được quyền duy trì một hệ thống pháp lý riêng biệt, độc lập với đại lục và hai bên cũng không ký bất cứ thỏa thuận dẫn độ nào.
Giới chuyên gia cho rằng dự luật dẫn độ mới có thể đe dọa luật pháp của Hong Kong và làm ảnh hưởng vai trò của Hong Kong, vốn được biết đên như một trung tâm tài chính châu Á. Một số nhà tài phiệt Hong Kong đã bắt đầu chuyển tài sản cá nhân ra nước ngoài.
Hong Kong tuyên bố dừng thông qua Dự luật dẫn độ Dưới sức ép từ những cuộc biểu tình kéo dài của người dân, Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 15/6 đã ... |
Nhiều cơ quan chính phủ Hong Kong phải đóng cửa vì biểu tình Chính quyền Hong Kong đã đóng cửa các văn phòng thuộc chính phủ trong khu tài chính từ giờ đến cuối tuần vì biểu tình. ... |
Nửa triệu người Hong Kong biểu tình lớn nhất trong 15 năm Theo Reuters, Hong Kong đang vướng vào một cuộc khủng hoảng chính trị mới khi hôm 9/6, hơn nửa triệu người đã xuống đường để ... |