Đảm bảo quyền trẻ em trước tác động của đại dịch COVID-19 và thiên tai, biến đổi khí hậu
Nền tảng Knowledgehook (Australia) cung cấp dịch vụ dạy toán hiệu quả cho trẻ em tiểu học và trung học Knowledgehook, nền tảng học toán toàn diện nhất thế giới, đã ra mắt tại Australia khi các giáo viên của quốc gia này chuyển hướng sang cải thiện các trình độ toán học ở cấp tiểu học, trung học cho thanh thiếu niên. |
Việt Nam tăng cường bảo vệ trẻ em trên không gian mạng Công nghệ số ngày càng phát triển, trẻ em sử dụng internet trở thành hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Gần đây, ở Việt Nam cũng liên tục xảy ra các vấn nạn do lạm dụng mạng nên việc tăng cường bảo vệ trẻ em trên không gian mạng được đặc biệt quan tâm. |
Theo đó, năm 2021 là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và các kế hoạch 5 năm trên các lĩnh vực theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, trong đó có Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030.
Công tác bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em bên cạnh những thời cơ, thuận lợi cũng còn nhiều thách thức, trong đó có tác động của đại dịch COVID-19 và thiên tai, biến đổi khí hậu. Tình hình bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, trẻ em bị đuối nước và tai nạn giao thông, trẻ em lao động trái quy định của pháp luật vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng, diễn biến phức tạp cần phải tăng cường trách nhiệm và thực hiện các giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn để bảo vệ trẻ em.
Theo đó, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch của các ngành, địa phương để triển khai thực hiện nội dung về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Luật trẻ em, Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, đề án về trẻ em giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền, cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo, quản lý và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em, vụ việc vi phạm quyền trẻ em. Chủ động phòng ngừa, kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại, tai nạn thương tích.
Bảo đảm cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về trẻ em và nhân lực thực hiện công tác trẻ em tại địa phương. Ưu tiên bố trí công việc hợp lý, có chính sách hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã và phát triển mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em tại cộng đồng dân cư để thực hiện công tác bảo vệ trẻ em theo quy định của Luật trẻ em. Bảo đảm có đội ngũ làm công tác xã hội bảo vệ trẻ em trong đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, bảo trợ xã hội công lập. Nâng cao năng lực quản lý, cung cấp dịch vụ, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em và thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em các cấp.
Bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp của chương trình, kế hoạch hành động vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, đề án, kế hoạch về trẻ em của địa phương. Đối ứng ngân sách địa phương để thực hiện các mô hình, giải pháp do nguồn ngân sách trung ương và viện trợ quốc tế hỗ trợ. Vận động và sử dụng hiệu quả, minh bạch nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cho trẻ em, đặc biệt để hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng và hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Ưu tiên bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao cho trẻ em.
Ảnh minh hoạ. |
Đầu tư xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em. Duy trì, phát triển, nhân rộng các mô hình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em: chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em; phòng, chống xâm hại trẻ em phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông, phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật, đặc biệt trong khu vực kinh tế phi chính thức; hỗ trợ trẻ em khuyết tật; thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em. Khuyến khích, biểu dương, nhân rộng những mô hình, điển hình, những sáng kiến tốt trong bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và đóng góp nguồn lực cho trẻ em.
Tăng cường truyền thông, giáo dục kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em, đặc biệt về chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em; bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, bóc lột trẻ em; phòng ngừa tai nạn, thương tích trẻ em; thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em. Đa dạng sản phẩm và các hình thức truyền thông, giáo dục vận động xã hội để phù hợp với các nhóm đối tượng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: tư vấn, hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, gia đình và truyền thông trực tiếp đến gia đình, cơ sở giáo dục, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em và cộng đồng dân cư; thông tin, truyền thông đại chúng; truyền thông trên môi trường mạng. Truyền thông, quảng bá về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111); hướng dẫn việc phát hiện, thông báo, tố giác hành vi, trường hợp, nguy cơ trẻ em bị xâm hại đến Tổng đài 111 và các cơ quan có thẩm quyền.
Thường xuyên theo dõi, thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên đề việc thực hiện pháp luật, chính sách, chương trình, đề án, kế hoạch về trẻ em. Xác định trách nhiệm của các ngành, các cấp, của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện quyền trẻ em, các mục tiêu về trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em. Kiểm tra, rà soát các biện pháp bảo đảm môi trường sống an toàn, phòng ngừa bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục trẻ em và tai nạn thương tích, đặc biệt đuối nước trẻ em.
Đẩy mạnh hoạt động phối hợp liên ngành thực hiện công tác trẻ em, giữa các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước và cơ quan tư pháp trong phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp các vụ việc xâm hại và gây tổn hại khác cho trẻ em.
Tổ chức Tháng hành động vì trẻ em, Diễn đàn trẻ em các cấp, Tết Trung thu năm 2021 với chủ đề “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”. Tăng cường truyền thông, thực hiện biện pháp phòng ngừa, ứng phó để bảo vệ trẻ em kịp thời trong bối cảnh đại dịch COVID - 19 luôn có nguy cơ bùng phát.
Trẻ em được bảo vệ thế nào trên không gian mạng tại Việt Nam Chính phủ Việt Nam thể hiện sự quan tâm rất lớn đến vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng thông qua việc ban hành Luật Trẻ em, Luật an toàn thông tin mạng, Luật an ninh mạng và các văn bản hướng dẫn đã đưa ra một số quy phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. |
Tập huấn kỹ năng bảo vệ an toàn cho trẻ em trên không gian mạng Vì mục tiêu an toàn, bảo vệ trẻ em, Cục An toàn thông tin (ATTT) - Bộ TT&TT, trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Tổ chức phi chính phủ hoạt động trên không gian mạng (CyberKid) Việt Nam vừa phối hợp tổ chức Hội nghị đào tạo tập huấn kỹ năng bảo vệ an toàn cho trẻ em trên không gian mạng. |