Đảm bảo nhu cầu cho mọi người dân trong thời gian cách ly toàn xã hội
Bộ Công thương: Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu, người dân không nên tích trữ |
Thủ tướng: Cả nước thực hiện cách ly toàn xã hội từ 0h ngày 1/4 |
Hôm nay (31/3), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có Chỉ thị 16/CT-TTg thực hiện cách ly toàn xã hội từ ngày 0h ngày 01/4. Một trong những vấn đề đang rất được người dân quan tâm là nguồn cung về các hàng hoá thiết yếu trong thời gian tới.
Liên quan đến vấn đề này, đại diện Bộ Công thương cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho thị trường trong mọi tình huống, Bộ đã trực tiếp yêu cầu các địa phương xây dựng phương án bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu ứng phó dịch COVID-19.
Theo đó, các địa phương gửi phương án về Bộ Công thương. Mỗi phương án được yêu cầu đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung cho 13 mặt hàng thiết yếu gồm: gạo, dầu ăn, mì gói, gia vị, nước chấm, trứng gia cầm, thuỷ hải sản, rau củ quả…
Đồng thời, các địa phương phải tính được nhu cầu hàng hoá thực phẩm với 13 loại mặt hàng trên như thế nào, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đặc biệt là nhu cầu dịch bệnh tăng từ 10-20% hay thậm chí cao hơn, thì số lượng nguồn cung cần đáp ứng thế nào. Các địa phương phải có con số cụ thể, để sẵn sàng chuẩn bị nguồn hàng.
Theo báo cáo của các địa phương và doanh nghiệp (DN), nguồn cung các hàng hóa thiết yếu cho thị trường luôn bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, các DN phân phối và nhiều tiểu thương tại các chợ vẫn liên tục kinh doanh để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.
Các nhu yếu phẩm sẽ được đảm bảo trong thời gian cách ly toàn xã hội (Ảnh minh hoạ: Tiền Phong) |
Về việc vận chuyển hàng hóa, ngoài phương án cụ thể của từng địa phương, Bộ Công thương cũng đã có các phương án vận chuyển hàng hóa trong trường hợp phong tỏa, trường hợp giới nghiêm.
Trường hợp phong tỏa nhưng xe vận chuyển hàng hóa của các DN vẫn được hoạt động: Các DN sẽ đăng ký danh sách các xe vận tải cung ứng hàng hóa đến các cơ quan chức năng để cung cấp cho ngành giao thông, công an hỗ trợ cho phép lưu thông đến các điểm bán hàng. Khi các địa bàn cần điều phối hàng hóa, các xe vận tải này sẽ đến các kho hàng gần nhất để lấy hàng cung ứng cho địa bàn cách ly.
Trường hợp giới nghiêm chỉ còn xe của lực lượng vũ trang được hoạt động: Bộ Công thương sẽ đề nghị các lực lượng quân đội, công an phối hợp điều phối xe vận chuyển các mặt hàng thiết yếu từ các kho dự trữ hàng hóa thiết yếu mà Bộ đã chuẩn bị để cung cấp cho các địa bàn.
Về bố trí các điểm bán hàng: Ngoài các điểm bán hàng hiện có của các DN phân phối và các điểm chợ truyền thống, chợ tạm, để bảo đảm cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân trong mọi tình huống, Bộ Công thương đã có văn bản yêu cầu các địa phương có phương án bố trí các điểm bán hàng mới (tạm thời, lưu động, dã chiến…) trên địa bàn từng tỉnh.
Bảo đảm cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân thường xuyên, liên tục, giảm mật độ người mua đến từng điểm bán (kể cả trong trường hợp các siêu thị bị phong tỏa vì lý do y tế…).
Các điểm bán hàng này sẽ được bố trí gần các khu dân cư và thông thoáng nhằm hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh, thuận tiện cho người dân mua hàng.
Thủ tướng chủ trương phân bổ ngân sách theo vùng để phòng, chống COVID-19 Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 437/QĐ-TTg về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân ... |
Thủ tướng đồng ý công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhất trí với đề xuất của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quốc gia, theo đó đồng ý ... |
Thủ tướng ban hành chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19. |