Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
08:56 | 13/12/2021 GMT+7

Đại sứ Lê Thị Hồng Vân: Luôn tâm niệm phải phát huy sức mạnh mềm Việt Nam

aa
“Là đại diện của Việt Nam tại tổ chức UNESCO, nơi có nhiều đối tác với các lợi ích phức tạp, chúng tôi luôn tâm niệm càng phải phát huy sức mạnh mềm của Việt Nam, từ uy tín quốc gia, khả năng nắm bắt tâm tư chung, năng lực hài hòa sự khác biệt lợi ích giữa các thành viên, khả năng thương lượng, điều hành, dẫn dắt, đề xuất sáng kiến….”
Sức mạnh mềm Việt Nam trong chiến lược 'ngoại giao tâm công' Sức mạnh mềm Việt Nam trong chiến lược 'ngoại giao tâm công'
Giao lưu văn hóa - sức mạnh mềm nối Việt Nam với bạn bè quốc tế Giao lưu văn hóa - sức mạnh mềm nối Việt Nam với bạn bè quốc tế

Đại sứ, Trưởng đại diện phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO Lê Thị Hồng Vân chia sẻ trước thềm Hội nghị Đối ngoại toàn quốc, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31.

Đại sứ Lê Thị Hồng Vân chủ trì cuộc họp của Ban điều hành Nhóm châu Á – Thái Bình Dương tại UNESCO. (Ảnh: NVCC)
Đại sứ Lê Thị Hồng Vân chủ trì cuộc họp của Ban điều hành Nhóm châu Á – Thái Bình Dương tại UNESCO. (Ảnh: NVCC)

Theo Đại sứ, trong bối cảnh kỷ nguyên số, hoạt động ngoại giao cần “đổi mới”?

Thời đại công nghệ số đã và đang làm thay đổi căn bản phương thức phát triển, kết nối, tương tác và tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Đại dịch Covid-19 càng đẩy nhanh những chuyển dịch đó. Ngoại giao đang chuyển đổi rất sâu sắc, đặt ra những đòi hỏi mới về tư duy, cách tiếp cận, phương thức triển khai… Tại các diễn đàn đa phương tầm toàn cầu như UNESCO, chúng tôi càng cảm nhận rõ điều này.

Nhu cầu hợp tác quốc tế trong thời đại công nghệ số rất khác trước, nên nội hàm hợp tác gắn với phát triển bền vững - bao trùm, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, quá trình số hóa, tận dụng cơ hội của kỷ nguyên số, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, thách thức của công nghệ số.

Hoạt động đối ngoại mở rộng không gian, số lượng chủ thể gia tăng, phương thức linh hoạt và minh bạch, sự tương tác và kết nối chặt chẽ hơn, tốc độ nhanh hơn trước rất nhiều. Hình thái ngoại giao thay đổi căn bản, tận dụng nền tảng số và truyền thông đa phương tiện.

Để thích ứng với nhu cầu mới của quá trình số hóa và các nội hàm mới của ngoại giao thời kỳ số, các quốc gia (như Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Australia, Singapore, Nhật Bản…) cũng đẩy mạnh điều chỉnh, cải cách, đổi mới bộ máy, cơ quan đại diện, chú trọng đào tạo lại, nâng cao kiến thức, kỹ năng của đội ngũ cán bộ gắn với các yêu cầu của thời đại số, như đề cao bản lĩnh, tính chủ động, năng lực thích ứng, tinh thần sáng tạo, sẵn sàng cho sự thay đổi, tính chuyên nghiệp và đa năng, để mọi vấn đề đều có phương án xử lý chủ động và nhanh nhất có thể.

Có thể thấy, việc chúng ta đang đẩy mạnh triển khai chiến lược Quản lý tri thức của Bộ Ngoại giao, xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại là chủ trương đúng đắn đáp ứng những đòi hỏi của ngoại giao kỷ nguyên số nhằm ngang tầm với thời đại.

Nhiều người cho rằng, các nhà ngoại giao nữ có một “sức mạnh mềm”, là một lợi thế trong các hoạt động đối ngoại, ý kiến của Đại sứ?

Tôi cho rằng, các nhà ngoại giao nữ Việt Nam có “sức mạnh mềm” rất riêng, với điểm tựa vững chắc từ “sức mạnh mềm” của đất nước và từ truyền thống của ngành Ngoại giao.

Sức mạnh mềm Việt Nam chính là sự vun đắp trên nền tảng vốn có của lịch sử dân tộc hào hùng, nền văn hiến, chính sách đối ngoại hòa bình, hòa hiếu, nhân nghĩa, gắn với sự phát triển năng động trong đổi mới và hội nhập quốc tế.

Đại sứ Lê Thị Hồng Vân (thứ 2 bên phải sang), Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO tham quan triển lãm “Mai Thứ - Tiếng vọng từ một Việt Nam trong mơ” (Mai Thu – Écho d’un Vietnam rêvé) khai mạc ngày 7/7 tại Bảo tàng Ursuline ở thành phố Mâcon, miền Trung nước Pháp. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO)
Đại sứ Lê Thị Hồng Vân (thứ 2 bên phải sang), Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO tham quan triển lãm “Mai Thứ - Tiếng vọng từ một Việt Nam trong mơ” (Mai Thu – Écho d’un Vietnam rêvé) khai mạc ngày 7/7 tại Bảo tàng Ursuline ở thành phố Mâcon, miền Trung nước Pháp. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO)

Việc ta đảm nhận thành công các trọng trách quốc tế lớn như chủ nhà Năm APEC 2017, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên 2019 và đặc biệt là “vai trò kép” tại ASEAN và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tiếp tục thu phục trái tim, tình cảm, tranh thủ ủng hộ, hợp tác của bè bạn, đối tác trong công cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế.

Sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của Lãnh đạo Bộ, sự chia sẻ của những cán bộ nam cũng như các cán bộ đi trước luôn sẵn sàng “truyền lửa” cho thế hệ sau là những động lực quan trọng để cán bộ nữ ngoại giao hiện nay tiếp nối truyền thống vẻ vang “tận tụy, sắc sảo, quyết đoán, nhân hậu, giỏi giang” của các thế hệ cán bộ nữ trong suốt chặng đường lịch sử hơn 75 năm của Ngành.

Để rồi chúng ta thật tự hào khi nhìn thấy những tà áo dài trên trường quốc tế vô cùng đẹp, duyên dáng, phong thái của các nhà ngoại giao nữ Việt Nam tự tin, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, không thua kém các đồng nghiệp quốc tế, nhưng lại vô cùng nhân hậu, nhân văn.

Chúng tôi rất tâm đắc với nhận định: nghề ngoại giao là nghề quan hệ giữa con người với con người, từ trái tim đến trái tim. Nên mỗi nữ cán bộ ngoại giao cần phát huy sức mạnh của nữ tính, sự tinh tế, mềm mại, tỉ mỉ và cận thận trong từng cái bắt tay hay món quà tặng thể hiện được sự quý trọng với bạn bè, nhưng cũng vững vàng, kiên định và khôn khéo, xử lý linh hoạt, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc.

Tại UNESCO, sức mạnh riêng, lồng ghép trong sức mạnh chung ấy đã được lan tỏa như thế nào?

Là đại diện của Việt Nam tại tổ chức UNESCO, nơi có nhiều đối tác với các lợi ích phức tạp, chúng tôi luôn tâm niệm càng phải phát huy sức mạnh mềm của Việt Nam, từ uy tín quốc gia, khả năng nắm bắt tâm tư chung, năng lực hài hòa sự khác biệt lợi ích giữa các thành viên, khả năng thương lượng, điều hành, dẫn dắt, đề xuất sáng kiến….

Với tư cách là Chủ tịch của Nhóm châu Á – Thái Bình Dương tại UNESCO, Nhóm có đặc thù số lượng thành viên đông, mức độ đa dạng hàng đầu về trình độ phát triển, chính trị, văn hóa, quy mô (nhiều nước lớn, song lại nhiều quốc gia đảo nhỏ) với quan tâm và ưu tiên khác nhau, vừa qua, Việt Nam đã tích cực điều phối, thúc đẩy đồng thuận cao trong Nhóm tại gần 20 cuộc bầu cử tại Kỳ họp 41 của Đại hội đồng UNESCO (tháng 11), thể hiện vai trò nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải, hình ảnh một Việt Nam trách nhiệm, đề cao luật pháp quốc tế, nỗ lực xây dựng đồng thuận, tìm kiếm giải pháp thỏa đáng cho các vấn đề quan tâm chung.

Có thể nói, cùng với việc Việt Nam nằm trong số nước được tín nhiệm cao nhất bầu vào Hội đồng chấp hành UNESCO giai đoạn 2021-2025, những nỗ lực và vai trò đóng góp của ta tại UNESCO thời gian qua được bè bạn, đối tác đánh giá cao, không chỉ khẳng định năng lực dẫn dắt của ngoại giao Việt Nam mà còn tiếp tục thể hiện sức mạnh mềm mới, vị thế mới của đất nước.

Sức mạnh mềm Việt Nam chính là sự vun đắp trên nền tảng vốn có của lịch sử dân tộc hào hùng, nền văn hiến, chính sách đối ngoại hòa bình, hòa hiếu, nhân nghĩa, gắn với sự phát triển năng động trong đổi mới và hội nhập quốc tế.

Đường lối đối ngoại của Việt Nam ta nhấn mạnh vai trò “tiên phong” của đối ngoại. Tinh thần “tiên phong” đó đã được thể hiện trong hoạt động của phái đoàn tại UNESCO như thế nào, thưa Đại sứ?

Điểm mới nổi bật trong đường lối đối ngoại Đại hội XIII là lần đầu tiên Đảng xác định rõ vị trí, vai trò tiên phong của đối ngoại trong “tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”.

Chủ tịch Đại hội đồng lần thứ 41 của UNESCO Santiago Irazabal Mourão và Đại sứ, Trưởng đại diện phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO Lê Thị Hồng Vân.
Chủ tịch Đại hội đồng lần thứ 41 của UNESCO Santiago Irazabal Mourão và Đại sứ, Trưởng đại diện phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO Lê Thị Hồng Vân.

Quán triệt sâu sắc tinh thần đó, Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO đã luôn nỗ lực, chủ động và sáng tạo triển khai chỉ đạo của Bộ trưởng và Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, phối hợp hiệu quả với Ban Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO và các Tiểu ban trong Ủy ban thúc đẩy đóng góp trên bốn phương diện:

Thứ nhất, phát huy vai trò tiên phong trong tham mưu, đề xuất chính sách, tận dụng những ý tưởng, sáng kiến của UNESCO hỗ trợ thực hiện các mục tiêu quốc gia, góp phần phát triển bền vững đất nước. Tiêu biểu như tranh thủ các sáng kiến mới của UNESCO để nắm bắt các xu thế hợp tác, phát triển mới toàn cầu; tham gia xây dựng Bản ghi nhớ hợp tác Việt Nam - UNESCO giai đoạn 2021-2025 tạo khuôn khổ thúc đẩy hợp tác phù hợp với Chiến lược trung hạn của UNESCO và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thập kỷ tới...

Thứ hai, góp phần vào việc tham gia xây dựng, vận động, bảo vệ các hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận danh hiệu, thiết thực tạo thêm nguồn lực, thúc đẩy mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở các địa phương. Việc đến nay 45 danh hiệu, di sản của Việt Nam được ghi danh, vừa đóng góp cho việc bảo vệ các giá trị của nhân loại, vừa tạo nguồn lực cho phát triển ở nhiều địa phương, tạo cơ hội tốt để thúc đẩy hợp tác quốc tế...

Thứ ba, tiên phong trong quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam ra thế giới. Các danh hiệu ở tầm cỡ quốc tế mà UNESCO dành cho Việt Nam cũng là cách thức hữu hiệu giúp bạn bè quốc tế hiểu biết hơn về đất nước, con người Việt Nam.

Thứ tư, tiên phong nâng cao vị thế và uy tín đất nước thông qua nâng tầm đóng góp vào quan tâm chung, tăng cường đảm nhận trọng trách quốc tế, vai trò điều hành tại các cơ chế của UNESCO như Chủ tịch Nhóm châu Á - Thái Bình Dương ở UNESCO, Chủ tịch Chương trình hải dương học Tây Á – Thái Bình Dương, Phó Chủ tịch Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương… được bạn bè và UNESCO đánh giá cao, làm cho các nước thêm tin cậy vào năng lực và khả năng đóng góp của chúng ta vào các công việc chung của khu vực và trên thế giới.

Trân trọng cám ơn Đại sứ!

Theo Báo Thế giới và Việt Nam
Nguồn:

Tin bài liên quan

Định vị Việt Nam trên bản đồ sức mạnh mềm toàn cầu

Định vị Việt Nam trên bản đồ sức mạnh mềm toàn cầu

Theo báo cáo của Tập đoàn Brand Finance về chỉ số sức mạnh mềm toàn cầu năm 2024 (Brand Finance Soft Power Index Report 2024), Việt Nam có bước đột phá đáng kể, tăng từ vị trí 69 lên 53 trên bảng xếp hạng mới được công bố đầu năm nay.
Sử dụng nền tảng truyền thông hiện đại trong tăng cường sức mạnh mềm tại Việt Nam

Sử dụng nền tảng truyền thông hiện đại trong tăng cường sức mạnh mềm tại Việt Nam

Ngày 11/12, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp cùng Đại sứ quán Australia tổ chức Hội thảo “Tăng cường sức mạnh mềm dựa trên nền tảng truyền thông hiện đại”. Hội thảo nhằm trao đổi về xu thế ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong quảng bá sức mạnh mềm, xây dựng thương hiệu quốc gia trong kỷ nguyên số.
Ngoại giao văn hóa - “sức mạnh mềm” của mọi thời đại

Ngoại giao văn hóa - “sức mạnh mềm” của mọi thời đại

Nhờ giao lưu văn hóa đúng hướng mà các nước chậm phát triển có cơ hội trở thành nước phát triển trong thời gian ngắn.

Các tin bài khác

Chủ tịch nước Tô Lâm: Mở ra động lực hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Anh

Chủ tịch nước Tô Lâm: Mở ra động lực hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Anh

Chiều 17/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp ông Iain Frew, Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ các nước thuộc Tổ chức các quốc gia Turkic

Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ các nước thuộc Tổ chức các quốc gia Turkic

Ngày 16/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ các nước thuộc Tổ chức các quốc gia Turkic gồm Đại sứ Cộng hòa Azerbaijan Shovgi Kamal Oglu Mehdizade, Đại sứ Cộng hòa Kazakhstan Kanat Tumysh và Đại sứ Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Korhan Kemik.
Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm cùng Chủ tịch Đảng CPP, Chủ tịch Thượng viện Hun Sen

Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm cùng Chủ tịch Đảng CPP, Chủ tịch Thượng viện Hun Sen

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Campuchia, chiều 12/7, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.
Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia

Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia

Khoảng 14h40 chiều 12/7 (giờ địa phương), lễ đón chính thức Chủ tịch nước Tô Lâm đã được tổ chức trọng thể tại Hoàng cung ở thủ đô Phnom Penh dưới sự chủ trì của Quốc vương Norodom Sihamoni.

Đọc nhiều

Lời tiễn biệt của chính quyền và nhân dân 8 tỉnh Bắc Lào gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời tiễn biệt của chính quyền và nhân dân 8 tỉnh Bắc Lào gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong 2 ngày 25 và 26/7/2024, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông-pha-bang, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đã tổ chức Lễ viếng và ghi Sổ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại trụ sở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông-pha-bang.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 25/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trang trọng tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để bày tỏ lòng thành kính, niềm tiếc thương và tri ân với Người.
Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Hội hữu nghị các nước gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Hội hữu nghị các nước gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Ngày 25/7, nhiều tổ chức phi chính phủ, hội hữu nghị và tổ chức quốc tế trên khắp thế giới đã gửi thư, điện và thông điệp chia buồn đến Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, các tổ chức thành viên và nhân dân Việt Nam, thể hiện sự tiếc thương và tình cảm sâu sắc trước sự ra đi của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
"Yêu mến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như người Việt Nam"

"Yêu mến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như người Việt Nam"

Không chỉ người dân Việt Nam, nhiều công dân nước ngoài cũng đã đến nói lời tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bình Định: Tàu cá không lắp thiết bị giám sát hành trình sẽ bị thu hồi

Bình Định: Tàu cá không lắp thiết bị giám sát hành trình sẽ bị thu hồi

UBND tỉnh Bình Định yêu cầu cơ quan chức năng làm việc với các chủ tàu cá về việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, trường hợp chủ tàu không đồng ý thì tạm thời thu hồi giấy phép khai thác thủy sản nhằm ngăn chặn khai thác IUU.
Vùng 5 Hải quân: nhiều hoạt động thiết thực tri ân gia đình chính sách, người có công

Vùng 5 Hải quân: nhiều hoạt động thiết thực tri ân gia đình chính sách, người có công

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân các gia đình chính sách, người có công với cách mạng như: dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ; tặng “Nhà tình nghĩa”, “Nhà đại đoàn kết”...
Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Sa

Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Sa

Sáng nay 25/7, nghi lễ treo cờ rủ được tiến hành tại Trường Sa, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
video xuc dong gio phut tien dua tong bi thu nguyen phu trong tren duong pho ha noi
inforgraphics ha noi phan luong giao thong phuc vu le quoc tang
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
bo doi hai quan vung 5 cuu tau ca ngu dan mac can
dong dien yoga huong den mot the gioi hoa binh va huu nghi
ra mat sach uy ban viet nam doan ket va hop tac a phi my latinh nhung chang duong nhung nguoi ban
video doc dao nhung ngoi lang viet tren dat trung hoa
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động