08:03 | 20/11/2021 GMT+7
Đại dịch và công việc của nhà giáo!
aa
Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã gửi những lời tri ân, chia sẻ, động viên tới các thầy cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục, những người làm việc trong ngành giáo dục.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn |
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT viết: "20/11, ngày của Nhà giáo chúng ta, tôi xin chúc toàn thể các nhà giáo, các cán bộ quản lý giáo dục, những người làm việc trong ngành luôn mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc và thành công.
Năm nay, đại dịch đã làm thay đổi rất nhiều thứ. Những công việc mà chúng ta đang làm cũng thật khác biệt so với những năm trước. Chúng ta chúc nhau cùng làm thật tốt công việc, cùng nhau vượt qua khó khăn thử thách và gặt hái thành công. Có những thành công có thể nhìn thấy ngay và cũng có những thành công chỉ có thể nhìn thấy trong thời gian tới. Ở thời điểm này, những điều có ý nghĩa nhất để nói cùng nhau chính là những điều liên quan tới học trò. Chúng ta sở dĩ được gọi là thầy bởi có các học trò, sự thành công của chúng ta không gì khác chính là ở sự thành công của học trò.
Đã qua thời gian rất dài, thầy trò không được tới trường. Chưa bao giờ một điều rất đỗi bình thường, giản dị là học sinh tới trường học lại trở nên khó khăn, thách thức đến vậy. Mong muốn tới trường vừa là của học trò, của phụ huynh, của thầy cô và của toàn xã hội. Và vì vậy, nếu ngày tháng nào đó bình yên, chúng ta được cùng các học sinh tới trường, đó sẽ là một ngày quý giá. Thầy và trò được cùng nhau dạy và học trực tiếp dưới mái trường là một giá trị. Lần đầu tiên chúng ta thấy được tới trường trực tiếp nghe trống trường, gặp nhau vui chơi là một điều rất quý. Chúng ta cần nói với học sinh về giá trị của việc được tới trường học tập, nói về giá trị của sự bình yên, để trong lòng các em còn mãi cảm xúc và thái độ nâng niu, gìn giữ sự bình yên cho cuộc sống.
Chúng ta không ngần ngại phải nói cho học trò sự khốc liệt của đại dịch, để học trò hiểu và biết cách phòng tránh. Và khi nhắc tới đại dịch vừa qua, tới sự tàn phá khốc liệt của nó, chúng ta cần lưu ý học trò dành một phút tĩnh lặng trong tâm để nghĩ đến và mặc niệm cho các nạn nhân, những người đồng bào của chúng ta đã thiệt mạng vì đại dịch trong thời gian qua. Chúng ta cần làm giàu thêm cho học sinh lòng xót thương, đồng cảm và chia sẻ.
Cho tới tận ngày hôm nay, sau những cố gắng vượt bậc, sự gồng mình của toàn xã hội, sự hy sinh của rất nhiều người, dịch đã tạm lắng xuống ở nhiều nơi, nhưng cuộc sống vẫn chưa thực sự bình thường. Các y bác sĩ đã vô cùng cực nhọc, không quản hy sinh cả tính mạng, không ngại sự gian khó cùng cực để lo cứu chữa cho con người, các chiến sĩ công an, những người lính bộ đội cụ Hồ đã tham gia chống dịch và nhiều người đã hy sinh. Trong những bài giảng hàng ngày, chúng ta cần bồi đắp cho học sinh lòng biết ơn và tinh thần sẵn sàng hy sinh, gánh vác trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với cộng đồng, điều đó cần ngay hôm nay và lúc này, mà không đợi tới khi học sinh đã trưởng thành.
Nhân loại đang trải qua những ngày tháng khó khăn chưa từng có do sức tấn công của dịch bệnh. Sự sống của con người chưa bao giờ mong manh đến thế. Một loại virus vô cùng nhỏ bé nhưng có sức tàn phá ghê gớm và sức hủy diệt khôn lường. Sự sống của hàng nghìn con người bị cướp đi chỉ trong một thời gian ngắn, khiến chúng ta thấu hiểu và cảm nhận được đầy đủ, sinh động hơn giá trị thiêng liêng, giá trị trên hết của sự sống, sự sống con người. Chúng ta cần dạy cho học sinh hiểu được giá trị của sự sống và tình yêu cuộc sống.
Cũng chính trong cơn hoạn nạn, trong cuộc sống cam go chống lại dịch bệnh, chúng ta lại thấy sáng lên những giá trị cao đẹp của toàn thể con người và của đồng bào người Việt Nam ta. Có biết bao câu chuyện về sự trợ giúp hỗ trợ cho đồng bào trong cơn hoạn nạn, tương thân tương ái. Đó là những việc giúp nhau tự nguyện, vô tư mà thường ngày còn ít có cơ hội bộc lộ. Dịch bệnh dạy cho chúng ta hiểu sâu sắc thêm rằng: Con người không tồn tại đơn lẻ, biệt lập, con người cần biết cách chung sống với nhau và biết chia sẻ, tương thân tương ái hỗ trợ nhau tạo thành khối đoàn kết, nhỏ là làng xã, là cộng đồng, lớn là một địa phương và cả dân tộc Việt Nam, rộng hơn nữa là cộng đồng nhân loại. Chúng ta cũng thấu hiểu về bài học sống hài hòa của con người với tự nhiên, với vũ trụ. Những bài giảng của các thầy cô cần khơi dậy và giúp các em tạo dựng thái độ và kỹ năng biết cách chung sống và chia sẻ, cưu mang, đùm bọc.
Dịch bệnh là một sự thử thách lớn với toàn nhân loại. Có vô số việc đau thương do dịch bệnh đã gây ra, nhiều nghìn người mất người thân, hàng nghìn trẻ em mồ côi, nhiều người không nơi nương tựa, nhiều người mất việc làm, cuộc sống lâm vào khó khăn. Trong sự khó khăn ấy, chúng ta nhìn thấy những sự đùm bọc, chia sẻ, dang tay trợ giúp cưu mang, lá lành đùm lá rách, tương thân tương trợ. Chiến thắng được dịch bệnh, khắc phục được những hậu quả nặng nề mà nó để lại trên phương diện xã hội và con người là rất lâu dài. Trong các nguồn sức mạnh, có một sức mạnh lớn lao, không đo đếm được, nhưng vô cùng mạnh mẽ để cộng đồng con người vượt qua muôn gian lao, đó là sức mạnh của tình yêu thương. Mỗi bài học hàng ngày mà chúng ta thực hiện cho học sinh, phải là những bài học làm khơi dậy, vun đắp và làm lớn thêm tình yêu thương. Sức mạnh vô địch của một cộng đồng chính là sức mạnh của tình yêu thương của con người.
Cuộc chiến chống đại dịch và những nguy cơ khác mà con người đang và sẽ đối mặt là những cuộc chiến phi truyền thống và mang tính công nghệ cao. Chỉ có một nền khoa học, công nghệ và kỹ thuật phát triển, một nền kinh tế hùng mạnh, một hệ thống quản trị điều hành đất nước hiện đại và khoa học mới có thể giúp đất nước Việt Nam ta đảm bảo cuộc sống bình yên, bền vững lâu dài, ứng phó với mọi nguy cơ, cứu con người khỏi thảm họa. Các thầy cô, hơn ai hết, qua công việc dạy học của mình hôm nay, từng bước, từng bước phát triển các năng lực, kỹ năng, tầm nhìn của học sinh để dần dần chuẩn bị cho các em trở thành nguồn nhân lực có thể phát triển được khoa học công nghệ kỹ thuật và phát triển mọi tiềm lực của đất nước, làm cho đất nước trở nên giàu mạnh. Giúp cho học sinh có khát vọng, có đầy đủ năng lực cần thiết là việc mà nhà giáo cần phải ráo riết thực thi lúc này.
Dịch bệnh khiến việc dạy và học cần hết sức linh hoạt, linh hoạt để điều chỉnh, để ứng phó với các tình huống phức tạp. Đối với toàn ngành, linh hoạt thích ứng là một năng lực của ngành, thích ứng với các hoàn cảnh là năng lực của từng cá nhân. Chúng ta cần dạy cho học sinh năng lực thích ứng, khả năng linh hoạt nhưng lại phải biết giữ nguyên tắc và kiên trì theo đuổi cái ổn định lâu dài. Cần dạy cho học sinh biết cách học và đặc biệt là cách tự học. Đó là phương pháp vạn năng để học và trưởng thành trong thời đại thông tin bùng nổ hiện nay.
Trong công việc dạy học, chúng ta cần làm rất nhiều việc, chúng ta cần thực thi các công việc bình thường theo chức trách, nhưng dịch bệnh đã đặc biệt lưu ý chúng ta về những việc cần làm, cần ưu tiên trong việc dạy học trò. Muốn khơi dậy, phát triển, tạo dựng các năng lực và phẩm chất của học sinh như nói ở trên, trước tiên nhà giáo chúng ta phải có đầy đủ và có ở chiều sâu những điều đó trước. Với những gì mà nhà giáo cả nước đã thể hiện, đã làm được trong thời gian qua, tôi hoàn toàn có thể tin tưởng chúng ta sẽ làm tốt sứ mệnh của mình. Thực hiện được những điều đó, chúng ta, một cách tự nhiên tôn vinh thêm nghề nghiệp của mình. Nghề giáo là nghề cao quý, điều đó đã được xã hội ưu ái ghi nhận, việc của chúng ta là thể hiện nó một cách sinh động và cụ thể trong hiện thực.
Với cương vị là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, tôi bày tỏ sự biết ơn đối với tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành, đang hàng ngày lao động, sáng tạo, thực hiện trách nhiệm của ngành trước Đảng, Chính phủ và nhân dân.
Xin được chúc mừng toàn thể các nhà giáo!"
Nhật Nam
Vinh danh nhà giáo và cá nhân có nhiều đóng góp cho giáo dục thành phố Ngày 16/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GD&ĐT) TP Cần Thơ tổ chức Lễ vinh danh và kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 bằng hình thức trực tuyến với tại các quận, huyện. |
Thủ tướng gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân Ngày 20/11 Sáng ngày 14/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. |
Nguồn: baochinhphu.vn
Tin bài liên quan
Các tin bài khác
Gần 22.000 sinh viên nước ngoài học tập ở Việt Nam - con số cao nhất trong 9 năm qua
Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện có gần 22.000 sinh viên nước ngoài đang học tập ở Việt Nam. Đây là con số cao nhất trong 9 năm qua.
Chuyên gia Nga khâm phục tư duy lý luận sắc bén của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Chuyên gia Nga cho rằng di sản nổi bật của Tổng Bí thư là đường lối ngoại giao cây tre - một hình ảnh rất đẹp để nói về phong cách Việt Nam trong đối ngoại - gốc vững, thân thẳng và can trường.
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam: Đường lối 'ngoại giao cây tre' - Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya cho biết, đường lối ‘ngoại giao cây tre’ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xây dựng là một nền tảng lý luận rất quan trọng nhằm giúp Việt Nam phát triển và tiến bộ vững chắc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nguồn sức mạnh truyền cảm hứng
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của cuộc đấu tranh của các dân tộc nhỏ bé chống lại chủ nghĩa thực dân và sự hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc.
Đọc nhiều
Cốt cách người Thăng Long - Hà Nội
Người Thăng Long - Hà Nội có đặc tính chung của người Việt là: chăm chỉ, tính chịu đựng cao, lòng tự tôn lớn, dũng cảm, khoan dung và hòa hiếu nhưng trong lối sống, cung cách ứng xử lại có những lại có nét riêng.
Khánh thành Cổng chào Phố Văn hóa Việt Nam tại tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan)
Ngày 10/10, lễ khánh thành Cổng chào Phố Văn hoá Việt Nam được tổ chức tại tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước khởi đầu cho dự án xây dựng Phố Văn hoá Việt Nam tại địa phương này.
Tiếng Việt và hành trình vươn ra thế giới
Với khoảng 6 triệu người Việt sinh sống tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là cầu nối văn hóa giữa các thế hệ người Việt với quê hương. Cộng đồng người Việt đang tích cực đóng góp vào sự phát triển văn hóa - xã hội của địa phương nơi họ sinh sống. Nhu cầu bảo tồn và phát huy tiếng Việt như một phần bản sắc dân tộc đang được chú trọng, với tiềm năng để ngôn ngữ này được công nhận chính thức tại nhiều quốc gia.
Hà Nội qua ống kính người nước ngoài: Càng khám phá, càng yêu sâu đậm
“Bên bờ sông Hồng, Hà Nội là một giấc mơ, sự hồi hộp, say sưa, một ‘dấu ngoặc’… mà tôi khao khát lạc vào”, nhà báo Alain Gérard, Tổng biên tập báo điện tử Latitudes, Vương quốc Bỉ nhận xét sau 3 lần đến công tác tại Hà Nội. Tình yêu với Hà Nội cũng là cảm xúc của nhiều người nước ngoài khác từng đến với Thủ đô xinh đẹp của Việt Nam.
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị
Hỗ trợ bò giống cho người dân biên giới Việt - Lào: niềm vui "sinh sôi"
Từ những con bò giống được trao tặng cho bà con hai bên biên giới Việt - Lào, đã có thêm bê con được sinh ra.
Học giả quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hợp tác, quản lý biên giới trên đất liền và trên biển
Ngày 8/10/2024, Hội thảo Quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hoà bình và phát triển” đã diễn ra thành công tại Hà Nội.
Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nước nhập khẩu
Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới. Trong đó nêu rõ, hàng hóa trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân, cư dân biên giới phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc và các điều kiện khác theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.
Multimedia
[Infographics] 70 năm Giải phóng Thủ đô: Hà Nội dành gần 100 tỷ đồng thăm hỏi, tặng quà đối tượng chính sách
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), thành phố Hà Nội đã dành gần 100 tỷ đồng để thăm hỏi, tặng quà, tri ân các gia đình chính sách, người có công.
[Infographics] Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động, trách nhiệm trong Cộng đồng Pháp ngữ
Trong khuôn khổ chuyến công tác từ ngày 30/9 đến 7/10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Pháp và thăm chính thức Cộng hòa Pháp theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
[Inforgraphics] Phòng chống dịch bệnh mùa mưa bão
Bước vào mùa mưa bão là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát tán và gây bệnh. Từ đó, đe dọa sức khỏe cộng đồng, gia tăng các bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, cảm cúm, đau mắt đỏ… Ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động các biện pháp phòng ngừa, nâng cao ý thức để bảo vệ bản thân và gia đình.
Thông điệp chuyến dự Đại hội đồng LHQ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 có một ý nghĩa hết sức quan trọng.
[Inforgraphics] Bảo vệ trẻ em trong trường hợp xảy ra thiên tai
Trẻ em luôn là nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thiên tai do tính dễ tổn thương về thể chất và tâm lý xã hội. Cơn bão số 3 vừa qua cho thấy nhiều hình ảnh đau xót về những thiệt hại và ảnh hưởng đến người dân, trong đó có cả trẻ em. Do đó Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đã phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đưa ra khuyến cáo trong việc phòng, tránh những nguy cơ rủi ro gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của trẻ em khi có thiên tai.
[Inforgraphics] 11 đại học Việt Nam đạt tiêu chuẩn nước ngoài
Tính tới tháng 7/2024, Việt Nam có 11 cơ sở giáo dục đại học đạt chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn nước ngoài, do 5 tổ chức nước ngoài kiểm định với các tiêu chí đánh giá khác nhau.
[Video] Sự đoàn kết của người Việt trong cơn bão Yagi gây ấn tượng với bạn bè quốc tế
Từ ngày 7 đến 9/9, cơn bão Yagi đã đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Trong thời điểm khó khăn này, nhiều đoạn video ghi lại cảnh người dân Việt Nam tương trợ lẫn nhau, như ô tô chắn gió cho xe máy qua cầu, hỗ trợ nhau đẩy xe qua chỗ ngập, mở cửa đón người vô gia cư vào trú ẩn… đã được lan truyền mạnh mẽ và thu hút sự chú ý trên các trang mạng xã hội quốc tế.
Truyền hình
Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), khắp các tuyến đường tại Hà Nội tràn ngập sắc màu rực rỡ, từ quốc kỳ đến pano, áp phích, khẩu hiệu... nêu bật ý nghĩa lịch sử, truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc và tình yêu với Thủ đô.
Video
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Sáng 15/6, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đồng Nai phối hợp với Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Đài Phát thanh - truyền hình Đồng Nai và Báo Đồng Nai tổ chức lễ khai mạc Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai lần thứ 5-2024.
Video
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Kia Seltos 2024 với nhiều thay đổi, thêm nhiều trang bị tiện nghi và an toàn đã chính thức được trưng bày tại các đại lý của Kia Việt Nam.
Truyền hình
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch" nhằm ghi nhận, tôn vinh đóng góp xuất sắc của đội ngũ người làm báo trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Video
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
Ngày 31/5 tại Hà Nội, trận Chung kết của Giải đấu Shogi toàn quốc - Vòng loại Việt Nam của Giải vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 (IST 2024) giữa hai kỳ thủ Dương Bảo Thạch (Hà Nội) và Nguyễn Xuân Tuấn An (thành phố Hồ Chí Minh) đã diễn ra. Chung cuộc, Nguyễn Xuân Tuấn An giành chiến thắng và sẽ đại diện Việt Nam tham dự IST 2024 tại thành phố Tokyo (Nhật Bản) vào tháng 11 tới.
Video
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Một trong những sáng kiến của dự án Innovation for Children là cung cấp nguồn nước sử dụng năng lượng mặt trời. Bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng nước có khả năng ứng phó với khí hậu, UNICEF và các đối tác giúp đảm bảo cộng đồng địa phương được tiếp cận với nguồn nước sạch và an toàn.
Video
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Nhận lời mời của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, đoàn thân nhân cố vấn quân sự Trung Quốc đến thăm Việt Nam từ ngày 6/5 - 13/5/2024 tham dự lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, tạp chí Thời Đại đã phỏng vấn ông Vi Tiêu Nghị, con trai tướng Vi Quốc Thanh (trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp) về kỷ niệm, ấn tượng và cảm xúc của ông về Việt Nam.
Video
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Lão nông Trần Văn Cao, ở xóm Đường, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã dành nhiều năm sưu tầm gần 1.000 bức ảnh về Bác. Tất cả bức ảnh được ông lưu giữ và trưng bày ở vị trí trang trọng trong phòng lưu niệm của gia đình.
Video
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Thời đại giới thiệu bộ phim tài liệu Những năm tháng bên nhau do Ban Việt ngữ, Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (Đài CMG) sản xuất.
Video
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Nhân kỉ niệm 134 năm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Tạp chí Thời Đại đã phỏng vấn ông Pallab Sengupta, Chủ tịch Hội đồng Hòa bình Thế giới về giá trị của di sản Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay.
Video
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài tại tỉnh Cà Mau đã khiến cuộc sống của nhiều gia đình bị đảo lộn vì thiếu nước sinh hoạt. Để kịp thời hỗ trợ người dân khắc phục tình trạng này, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã điều động các tàu chở nước ngọt từ đảo Phú Quốc (Kiên Giang) vào đất liền cấp miễn phí cho bà con.
Video
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Cà phê trứng – đặc sản độc đáo của Hà Nội khiến thực khách trong và ngoài nước “uống một lần mãi không quên”. Các bạn du học sinh Trung Quốc cũng không ngoại lệ, với ấn tượng đặc biệt dành cho cà phê trứng, họ sẵn sàng trở thành sứ giả văn hóa giới thiệu món ngon này cho bạn bè và người thân.
Video
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Nhà thờ lớn Hà Nội, cà phê đường tàu và đền Ngọc Sơn là 3 điểm đến được nhiều du khách quốc tế lựa chọn khi đặt chân tới Hà Nội.
Video
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Dự án “Nâng cao thu nhập và điều kiện làm việc cho phụ nữ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn” do Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV) thực hiện, đã góp phần giúp sức địa phương cải thiện kinh tế - xã hội địa phương, đồng thời chung tay cùng đồng bào dân tộc Ba Na tại Đồng Xuân (Phú Yên) giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống.