Đại biểu đề xuất đưa ô tô vào diện giảm thuế VAT 2%, Bộ trưởng Tài chính nói gì?
Đại biểu Quốc hội đề xuất dùng 1 triệu tỷ đồng tồn dư, Bộ Tài chính nói gì? Đại biểu Quốc hội đề xuất dùng 1 triệu tỷ đồng tồn dư, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, số tiền này đã có kế hoạch chi tiết cho các dự án nên không thể dùng cho việc khác. |
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Thị trường bảo hiểm nhân thọ còn những tồn tại cần chấn chỉnh Theo ông Phớc, Bộ Tài chính đang xây dựng nghị định và thông tư về kinh doanh bảo hiểm, tập trung vào nguyên tắc cung cấp các sản phẩm và hợp đồng bảo hiểm rõ ràng hơn, ngắn hơn, trọng tâm hơn; làm rõ quyền lợi, thời hạn và nghĩa vụ của các bên... |
Chiều 1/6, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội tiếp tục thảo luận 4 nội dung, trong đó, có việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15.
Ô tô không nằm trong diện được giảm thuế VAT
Phát biểu ý kiến về nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) bày tỏ đồng tình với sự cần thiết ban hành nghị quyết tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) nhằm giúp doanh nghiệp và người dân tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống trong khi kinh tế gặp nhiều thách thức.
Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị rà soát, cân nhắc mở rộng phạm vi đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng. Cụ thể, đại biểu đề nghị áp dụng mức thuế 8% đối với mặt hàng ô tô, bao gồm cả dòng xe dưới 24 chỗ để kích cầu tiêu dùng, giúp doanh nghiệp ô tô tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần tạo đà tăng trưởng cho ngành công nghiệp ô tô qua đó tiếp tục đóng góp trở lại cho ngân sách nhà nước cũng như phát triển nền kinh tế.
"Việc áp dụng thuế VAT 8% mặc dù gây hụt thu ngân sách 2% so với hiện hành nhưng ô tô là mặt hàng chịu thuế cao, cùng với nhiều loại thuế, vì vậy nếu kích cầu từ việc giảm này tổng mức thuế thu được từ chiếc xe sẽ vượt mức 2% giảm thuế VAT", đại biểu phân tích.
Cũng theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, việc giảm thuế, phí trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ô tô cho thấy sự tác động tích cực và mạnh mẽ của các chính sách ưu đãi đến việc kích cầu và phát triển ngành này.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) - Ảnh: Quốc hội |
Trước đề xuất của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, ô tô là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, không thuộc phạm vi của Nghị quyết 43. Ô tô không nằm trong diện được giảm thuế là do chính sách này tập trung giảm thuế cho những lĩnh vực thiết yếu.
"Vấn đề là phải làm mọi cách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tăng cường năng lực của doanh nghiệp, tăng năng lực của nền kinh tế. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả bằng việc tháo gỡ những vướng mắc, tháo gỡ những khó khăn tạo ra một thị trường tốt hơn sẽ có tác dụng lớn hơn việc giảm thuế", Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Đề nghị kéo dài chính sách giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2024
Cũng tại phiên họp, nhiều đại biểu đưa ra đề xuất cần kéo dài hơn nữa thời gian thực hiện chính sách giảm thuế VAT 2%.
Đại biểu Trần Chí Cường (đoàn TP.Đà Nẵng) cho rằng việc chỉ tiếp tục thực hiện giảm thuế VAT 2% trong 6 tháng cuối năm, từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023, là quá ngắn, khó đạt được hiệu quả như mong đợi. Do đó, đại biểu đề nghị cân nhắc cần kéo dài thêm thời gian thực hiện chính sách này cho đến hết năm 2024.
"Chính sách ban hành cũng cần có một khoảng thời gian đủ để đảm bảo có thể hấp thụ, đưa chính sách đi vào cuộc sống, để các địa phương có thể chủ động tính toán, cân đối việc giảm nguồn thu, giảm chi hoặc ngược lại, đảm bảo cho việc lập dự toán, cân đối thu, chi năm sau, bảo đảm sự ổn định, chủ động trong việc thực hiện đủ thời gian, chính sách phát huy hiệu quả tốt nhất" đại biểu nói.
Bên cạnh đó, theo đại biểu cần có các chính sách khác để hỗ trợ cho doanh nghiệp nhằm tạo ra những chính sách đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hiệu quả và toàn diện hơn, không chỉ hoạt động dịch vụ tiêu dùng mà ngay cả hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là tháo gỡ những khó khăn từ chi phí đầu vào trong sản xuất cho đến việc tìm kiếm, mở rộng thị trường cho đầu ra, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Đồng quan điểm, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) cho biết, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn trong tình hình nhiều thách thức chung của nền kinh tế.
Đặc biệt, đại biểu cho rằng việc nhiều doanh nghiệp lớn phải bán bớt tài sản, bên mua lại là người nước ngoài là tình trạng này rất đáng lo ngại, nhất là khi các doanh nghiệp cần giữ, hỗ trợ để phát triển nền kinh tế.
Đại biểu nhấn mạnh cần có chính sách nuôi dưỡng, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, nhất là trong giai đoạn khó khăn.
Theo đại biểu Mai Thị Phương Hoa, phương án của Chính phủ kéo dài chính sách giảm thuế VAT đến hết 31/12/2023 là quá ngắn bởi khó khăn thách thức trong thời gian tới là khá lớn, nên để sự hỗ trợ này có hiệu quả hơn, đủ thời gian để chính sách phát huy trong thực tế, cần kéo dài chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2025 hoặc ít nhất đến năm 2024.
Đồng thời, đại biểu đề nghị cần kịp thời hướng dẫn các hồ sơ xem xét xin hoàn thuế giá trị gia tăng một cách nhanh chóng, hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp. Ngoài ra, cần nghiên cứu các chính sách vượt tiền lệ như yêu cầu lãi suất cho vay giảm xuống dưới 9%, thay đổi các điều kiện cho vay thông thoáng, khả thi và hợp lý để hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn TP.Hà Nội) - Ảnh: Quốc hội |
Trong khi đó, đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn TP.Hà Nội) cho biết, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là thị trường, thị trường khó khăn dẫn đến tồn kho gia tăng, thiếu khả năng thanh khoản, nợ tăng cao, gây tác động dây chuyền lớn. Để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, cần sử dụng một biện pháp quan trọng là giảm thuế, thúc đẩy thị trường phát triển.
Đại biểu cho rằng, hiện nay, thị trường thế giới đang khó khăn, nên việc tác động vào thị trường xuất khẩu cũng gặp nhiều thách thức, các biện pháp xúc tiến thương mại, đầu tư, mở mang thị trường sẽ không có nhiều tác dụng. Thị trường có thể tác động được là thị trường trong nước.
"Trong những tháng qua, dù thị trường có tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ, tuy nhiên, vẫn còn trong xu thế suy giảm. Kích cầu thị trường trong nước là giải pháp quan trọng. Giảm thuế giá trị gia tăng sẽ vừa giúp khoan sức dân, làm người tiêu dùng bớt khó khăn, đồng thời tác động ngay vào thị trường của các doanh nghiệp", đại biểu Vũ Tiến Lộc nêu quan điểm.
Về đề xuất kéo dài chính sách giảm thuế VAT 2% của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Nghị quyết 43 chỉ có hiệu lực cho đến hết năm nay, nhất là 6 tháng nữa. Vì vậy, phương án trình của Chính phủ là phù hợp với cân đối cân đối ngân sách và mục tiêu chính sách nhằm kích cầu tiêu dùng và giải quyết khó khăn một cách tức thời, tức là trong giai đoạn hiện nay.
Phương án trình cũng đã được Ủy ban Tài chính - Ngân sách thẩm tra và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp này.
Chính phủ đề nghị Quốc hội giảm thuế VAT ngay trong tháng 5 Tại Nghị quyết 67/NQ-CP ban hành ngày 2/5, Chính phủ vừa đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% về 8% để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục rút gọn... |
Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Theo đại biểu Phan Đức Hiếu, trong bối cảnh kinh tế trong nước nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn, cải cách môi trường kinh doanh là cách thức hỗ trợ tiết kiệm về nguồn lực và chi phí nhưng lại mang đến hiệu quả tốt. |