Bộ trưởng Bộ Tài chính: Thị trường bảo hiểm nhân thọ còn những tồn tại cần chấn chỉnh
Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành nhiều hướng dẫn về chính sách an sinh tới người dân Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa đưa ra thông tin về “Tính năng tra cứu trên ứng dụng VssID”, “Hướng dẫn sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trong khám chữa bệnh trên ứng dụng VssID” và “Hướng dẫn sử dụng tính năng Thông báo thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng VssID”. |
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm giúp Lào sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội Nhằm phục vụ kế hoạch sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội Lào, ông Padeumphone Sonthany - Thứ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội (LĐPLXH) Lào chia sẻ mong muốn được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau với Việt Nam trong buổi gặp mặt ngày 9/5 tại trụ sở Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Việt Nam. |
Ngày 1/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có phần giải trình, làm rõ về một số nội dung, vấn đề được các đại biểu quan tâm, nêu lên tại phiên thảo luận trong chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, vừa qua đã có những tồn tại như kênh liên kết giữa ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm.
Cụ thể là ngân hàng thương mại ký hợp đồng với công ty bảo hiểm để bán bảo hiểm cho khách hàng, thông qua ngân hàng giới thiệu để hưởng hoa hồng. Trong đó, các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ kéo dài, chưa rõ ràng, khiến người mua bị thua thiệt khi khiếu kiện.
Trước tình hình này, Bộ Tài chính cho biết đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để kiểm tra và xử lý nghiêm những ngân hàng và công ty bảo hiểm vi phạm. Bộ này cũng đang tham mưu xây dựng nghị định và xây dựng thông tư để thực hiện Luật kinh doanh bảo hiểm.
Trong đó, tập trung vào nguyên tắc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm rõ ràng hơn, ngắn hơn, trọng tâm hơn, làm rõ quyền lợi, thời hạn và nghĩa vụ của các bên. Cùng với đó là những quy định về gói định mức tối đa chi thưởng, quy định các vấn đề về chi đại lý, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
“Chúng tôi liên tục hội ý và phối hợp với nhau để thực hiện các nhiệm vụ này. Bộ Tài chính cũng đang xây dựng nghị định và thông tư để thực hiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, tập trung vào nguyên tắc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm rõ ràng hơn, ngắn hơn, trọng tâm hơn, làm rõ quyền lợi, thời hạn và nghĩa vụ của các bên và quy định gói định mức tối đa chi thưởng, quy định các vấn đề về chi đại lý, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm” - Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết.
Tăng nhanh về lượng nhưng chưa phát triển tương xứng về chất
Chia sẻ về định hướng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhìn nhận, dù còn một số tồn tại, nhưng những thành quả đạt được, tiềm năng phát triển sẽ là cơ hội lớn để thị trường bảo hiểm Việt Nam tăng trưởng quy mô, cải thiện chất lượng, hướng tới phát triển an toàn, bền vững trong tương lai.
Liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, theo Bộ trưởng Phớc, thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm hiện mới chỉ chú trọng vào đào tạo đại lý theo hướng làm sao để bán được sản phẩm. Đơn cử là đào tạo thiên lệch về kỹ năng bán hàng, hơn là chú trọng kiến thức kinh tế nền, kiến thức chuyên môn bảo hiểm, cũng như đạo đức nghề nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. |
Mặt khác, một số doanh nghiệp bảo hiểm chú trọng nhiều hơn tới doanh thu, lợi nhuận đại lý thu về, lơ là việc kiểm soát, giám sát hoạt động, chất lượng tư vấn, chăm sóc khách hàng của đại lý.
Chưa kể, có những đại lý bảo hiểm không đảm bảo tiêu chuẩn, chưa tư vấn đầy đủ, khách quan, nhất là các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. Bên cạnh đó, cũng không ít khách hàng chưa quan tâm tìm hiểu kỹ, còn tâm lý cả tin, cả nể khi ký hợp đồng bảo hiểm nên đã ảnh hưởng tới chất lượng phát triển chung của thị trường bảo hiểm.
Người đứng đầu ngành tài chính cho biết, thời gian qua, Bộ này đã tăng cường nhiều giải pháp để chấn chỉnh những điểm còn tồn tại trong khai thác các sản phẩm bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm nhân thọ nói chung và kênh bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) nói riêng.
Ông Phớc nhấn mạnh, để đạt được các mục tiêu lớn đề ra, thị trường bảo hiểm vẫn còn nhiều thách thức cần hoàn thiện. Về phía cơ quan quản lý, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến sản phẩm bảo hiểm, công khai, minh bạch thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp bảo hiểm để người dân có thể dễ dàng tiếp cận thông tin khi tìm hiểu, lựa chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp.
Mặt khác, cơ quan này cũng sẽ tiếp tục yêu cầu rà soát, tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động và xử lý nghiêm minh nếu phát hiện các trường hợp đại lý bảo hiểm sai phạm quy định pháp luật.
Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm, ông Phớc yêu cầu phải rà soát lại các sản phẩm bảo hiểm, đơn giản quy tắc, điều khoản, tăng cường việc công khai, minh bạch thông tin về sản phẩm bảo hiểm và hoạt động của mình. Theo đó, doanh nghiệp phải rà soát, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ, chính sách về quản trị rủi ro để đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật...
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng cho rằng, mục tiêu phát triển chất lượng, bền vững không thể thực hiện được trong “ngày một, ngày hai” mà cần một quá trình, làm từng bước...
"Với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, chúng tôi tin tới đây, ngành bảo hiểm sẽ phát triển chất lượng hơn, đóng góp nhiều hơn nữa cho kinh tế và an sinh xã hội", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.
Sau 30 năm phát triển, Việt Nam hiện đã có 79 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đang hoạt động. Trong đó có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 26 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Đến hết tháng 4/2023, tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 849.400 tỷ đồng, tăng 14,18% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 708.400 tỷ đồng, tăng 14,41% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu phí bảo hiểm trong 4 tháng đầu năm nay ước đạt 75.300 tỷ đồng, tăng 1,12%. Trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 23.500 tỷ đồng, tăng 20,71% so với cùng kỳ năm 2022. |
Điều chỉnh định kỳ lương hưu để đảm bảo cuộc sống của người nghỉ hưu Quá trình tham gia BHXH của người lao động (NLĐ) là khoản tích lũy quý giá khi còn trẻ để về già có lương hưu và thẻ BHYT miễn phí (được thanh toán 95% chi phí khám chữa bệnh (KCB). NLĐ sẽ được hưởng lương hưu cao hơn khi đóng BHXH với mức cao và tích lũy thời gian đóng dài. Chưa kể, lương hưu còn luôn được Nhà nước quan tâm, điều chỉnh phù hợp để đảm bảo cuộc sống cho người nghỉ hưu. |
“Điểm tựa” vững chắc cho người lao động lúc rủi ro Dù không mong muốn nhưng những rủi ro trong công việc là điều không thể lường trước, ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của rất nhiều người lao động. Trong hoàn cảnh này, bảo hiểm Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) chính là “điểm tựa” vững chắc cho người lao động lúc rủi ro. |