Đặc sắc lễ hội Háu Đoong của đồng bào dân tộc Giáy Lai Châu
Bình Định: Gắn kết đồng bào các dân tộc thiểu số qua ngày hội văn hóa thể thao Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Bình Định lần thứ 16 năm 2022 có ý nghĩa quan trọng trong việc gắn kết đồng bào các dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi, giúp bà con xích lại gần nhau hơn, đoàn kết, yêu thương nhau. |
Festival Huế 2022: sống động lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” Chiều 26/6, lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa”, sự kiện được mong chờ nhất tại tuần lễ Festival Huế 2022, đã khai mạc tại TP Huế. |
Đồng bào Giáy ở Lai Châu sinh sống rải rác tại 8/8 huyện, thành phố, với dân số khoảng 14.000 người, chiếm 3,09% dân số toàn tỉnh. Trong đó, thành phố Lai Châu là địa phương có đồng bào dân tộc Giáy sinh sống nhiều nhất và tập trung ở phường Quyết Thắng, xã San Thàng.
Ngay từ tờ mờ sáng, đồng bào Giáy đã tổ chức lễ cúng nhằm tạ ơn thần rừng đã chở che cho dân bản. |
Đồng bào Giáy canh tác trên các mảnh ruộng tương đối bằng phẳng để trồng lúa, trồng ngô và làm các loại bánh truyền thống. Trong quan niệm của người Giáy ở Lai Châu vạn vật hữu linh; đất có thần đất, rừng có thần rừng, sông có thần sông. Trong đó, thần rừng được coi là vị thần linh liêng nhất, che chở cho dân làng trong cuộc sống hàng ngày.
Để bày tỏ lòng biết ơn đối với thần rừng, hàng năm người Giáy tổ chức lễ cúng thần rừng 2 lần/năm vào ngày mùng 3/3 và ngày 6/6 âm lịch. Lễ hội Háu Đoong theo tiếng Giáy là vào rừng cúng thần rừng, để cầu mong mọi người khỏe mạnh, may mắn; cầu cho cây trồng, vật nuôi phát triển, không bị sâu bệnh và cầu cho mọi nhà kinh tế ngày càng khấm khá, gia đình ấm no, hạnh phúc. Đây là một trong những phong tục cần được bảo tồn bởi tính nhân văn, giáo dục người dân tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Lễ hội Háu Đoong hội tụ nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Giáy. |
Ông Hoàng Chí Tình - Chủ tịch UBND phường Quyết Thắng, thành phố Lai Châu cho biết nơi thờ cúng có thể ở gốc cây to, hòn đá lớn trong rừng và người dân nơi đây đều phải có trách nhiệm, tự nguyện bảo vệ rừng, không ai được tự tiện chặt phá rừng. Đây là sự kiện văn hóa truyền thống lâu đời, được lưu truyền từ đời này sang đời khác nhằm hướng về cội nguồn, hướng về truyền thống dân tộc.
Chị em phụ nữ thể hiện sự khéo léo trong phần thi cắt bánh phở. |
Thông qua lễ hội nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ đó xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc. Đồng thời là dịp để địa phương tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu rộng rãi đến du khách về con người và các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Giáy vùng Tây Bắc.
Lễ hội Háu Đoong của đồng bào Giáy tại phường Quyết Thắng, thành phố Lai Châu gồm 2 phần, phần lễ và phần hội. Trước khi thầy mo làm lễ, ngay từ sáng sớm đại diện các gia đình đến quét dọn địa điểm cúng và mổ lợn, gà làm lễ. Lễ vật cúng rừng là một con lợn từ 20 - 30kg và từ 3 đến 5 con gà.
Phần thi giã bánh dày thể hiện sức mạnh của người đàn ông. |
Lễ cúng rừng của dân tộc Giáy được tổ chức lúc trời đất giao hoà, vạn vật sinh sôi nảy nở. Đặc biệt, trong lúc cúng rừng, phụ nữ sẽ không được vào khu vực cúng. Sau lễ cúng sẽ tổ chức bữa cơm cộng đồng và thống nhất thời gian cấm bản, mọi người không đi lao động sản xuất từ 2 - 3 ngày.
Ở phần hội, người dân và du khách cùng tham gia các hoạt động đặc trưng của đồng bào Giáy với nhiều trò chơi dân gian, môn thi đấu độc đáo như bắn nỏ, thi giã bánh giầy, thi cắt phở, kéo co, tó má lẹ, nhảy bao bố, bịt mắt đánh chiêng, bịt mắt bắt vịt...
Dưới đôi bàn tay khéo léo của phụ nữ Giáy, những chiếc bành dày truyền thống được tạo ra. |
Lễ hội Háu Đoong của đồng bào Giáy ở Lai Châu có ý nghĩa to lớn về giá trị tinh thần, khẳng định vai trò, vị trí của cộng đồng gần gũi, hoà đồng cùng thiên nhiên. Thông qua lễ hội góp phần tuyên truyền đồng bào các dân tộc địa phương cùng tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên, coi rừng là cuộc sống, góp phần bảo vệ sinh thái bền vững, thắt chặt tình đoàn kết dân tộc.