Cựu binh Mỹ vạch trần tội ác chiến tranh nhận Kỷ niệm chương Vì hòa bình hữu nghị
50 suất học bổng COPI đến tay học sinh nghèo hiếu học Vĩnh Long Văn học bắc nhịp cầu hữu nghị Việt - Séc Hội Hữu nghị Việt Nam - Ukraine đến Kiev, bắt đầu chuyến thăm Ukraine |
(Từ phải qua) Chủ tịch Hội Việt - Mỹ Nguyễn Tâm Chiến chúc mừng ông Paul Cox và đại diện VFP, ông Gerry Condon trong lễ trao kỷ niệm chương và bằng khen ngày 9/9. Ảnh: P.Y |
Vinh dự được trao tặng kỷ niệm chương Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc, ông Paul Cox chia sẻ:
“Phần thưởng này thuộc về VFP và tất cả những cựu chiến binh Mỹ đã và đang đóng góp vào công cuộc đem lại hòa bình cũng như hòa giải sau chiến tranh tại Việt Nam. Chúng tôi không phải là một tổ chức lớn, song luôn nỗ lực hết sức có thể để cống hiến cho quá trình hàn gắn vết thương chiến tranh tại Việt Nam cũng như bảo vệ hòa bình trên thế giới."
Đây là lần thứ 5 ông Paul trở lại Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc. Ông từng phục vụ trong lực lượng lính thủy đánh bộ tại tỉnh Quảng Nam từ năm 1969-1972. Trong thời gian này, Paul đã tận mắt chứng kiến một vụ thảm sát đẫm máu lính Mỹ gây ra đối với những người dân vô tội, mà theo ông “ở quy mô nhỏ hơn, song về sự man rợ tàn ác thì ngang với thảm sát Mỹ Lai 1 năm trước đó”. Trải nghiệm này đã khiến Paul và nhiều đồng đội thức tỉnh, nhận ra bản chất phi lý và vô nhân đạo của cuộc chiến.
Trở về Mỹ vào giữa năm 1972, Paul và các binh sĩ phản chiến đã cho xuất bản 8 số báo có tên RAGE (Cơn thịnh nộ), đem những câu chuyện có thực về sự tàn khốc của chiến tranh đến với những người dân, người lính Mỹ, những người thường biết đến cuộc chiến qua các thông tin tuyên truyền méo mó, sai lệch.
Cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa cựu binh Paul Cox và một cựu chiến binh Việt Nam tại tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Báo Quảng Ngãi |
Bên cạnh những hoạt động phản chiến tại Mỹ, trong hơn 40 năm qua, Paul Cox còn hăng hái tham gia các hoạt động hàn gắn vết thương chiến tranh, thúc đẩy hòa giải. Ông từng đến nhiều tỉnh thành từ Bắc tới Nam như Hòa Bình, Thái Bình, Đà Nẵng, Huế, TP Hồ Chí Minh... để thăm hỏi, động viên các nạn nhân chất độc da cam. Thấu cảm trước nỗi đau của họ, Paul cùng các thành viên trong Ban vận động Cứu trợ và trách nhiệm chất da cam Mỹ đã kêu gọi cộng đồng cùng sẻ chia những khó khăn mà những nạn nhân chất độc da cam/dioxin phải gánh chịu.
Đặc biệt, cựu binh Paul Cox cũng là một hạt nhân tích cực trong việc xây dựng và vận động chính phủ Mỹ thông qua Dự luật hỗ trợ các nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam, đồng hành cùng các nạn nhân da cam trong vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ nhằm giành lại công lý.
Paul Cox là 1 trong 15.000 thành viên của tổ chức Cựu chiến binh Mỹ vì Hòa bình (VFP). Kể từ khi thành lập vào năm 1985, VFP đã có những nỗ lực đáng kể cho công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh tại Việt Nam.
Năm 1993, VFP phối hợp với Hội Cựu chiến binh Việt Nam xây dựng làng Hữu nghị, nơi chữa trị, phục hồi sức khỏe cho hàng trăm em nhỏ, cựu chiến binh bị chất độc da cam, thương tật theo diện dài hạn, ngắn hạn.
Các thành viên VFP cũng là những người đã đưa ra sáng kiến thành lập “Phong trào Cứu trợ và vận động trách nhiệm ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”, kêu gọi sự tham gia của bạn bè và nhân dân tiến bộ Mỹ. Trong 10 năm qua, chi nhánh 160 của VFP (chi nhánh thành lập năm 2009 tại Việt Nam) đã tài trợ hơn 250.000 USD (hơn 6 tỉ đồng) cho các dự án nhân đạo tại Việt Nam, bao gồm chăm sóc y tế cho nạn nhân da cam, xây mới nhà ở, tạo sinh kế cho người dân, rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại…
Đoàn VFP trong một chuyến thăm trẻ em bị ảnh hưởng chất độc da cam tại làng Hữu nghị. Ảnh: Hà Nội Mới |
Với những nỗ lực không ngừng trong hơn 30 năm qua, ngày 9/9, tập thể các thành viên VFP đã vinh dự được nhận Bằng khen của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ghi nhận đóng góp lớn lao cho công cuộc vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị, hòa bình giữa nhân dân Việt - Mỹ.
Phát biểu tại lễ trao kỷ niệm chương và bằng khen cho tổ chức VFP và cựu binh Paul Cox, Chủ tịch Hội Việt - Mỹ Nguyễn Tâm Chiến khẳng định: Đây là phần thưởng ghi nhận sự đóng góp của những tập thể, cá nhân người Mỹ trong việc thúc đẩy hòa giải, sự hiểu biết lẫn nhau, tình đoàn kết giữa hai nước.
"Chính cựu chiến binh hai phía là những người xây nên hòa bình, tình bạn giữa hai đất nước, mang đến thay đổi tích cực cho mối quan hệ, tình hữu nghị Việt - Mỹ," Chủ tịch Hội Việt - Mỹ nhấn mạnh.
Vinh dự đại diện cho 15.000 thành viên của VFP đón nhận Bằng khen của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trong lần đầu đến Việt Nam, ông Gerry Condon, Chủ tịch VFP xúc động chia sẻ:
“"VFP được thành lập 34 năm về trước, bắt nguồn từ sự hổ thẹn về những gì Mỹ đã làm ở Việt Nam và được truyền cảm hứng từ chính cuộc kháng chiến hào hùng vì độc lập, tự do của người Việt Nam. Chúng tôi cảm thấy hạnh phúc khi những cựu binh có thể vun đắp tình yêu thương, sự đoàn kết với người Việt Nam. Đặc biệt, chúng tôi tự hào về những gì mà VFP chi nhánh 160 đã làm được, đã phần nào đẩy lùi những "bóng đen" của cuộc chiến”.
Con gái cựu binh Mỹ là ân nhân của hàng trăm mảnh đời bất hạnh ở Việt Nam TĐO - “Nếu cha biết được về những điều tôi đang làm, ông hẳn sẽ rất hạnh phúc và tự hào,” đó là những lời ... |
Người cựu binh Mỹ và tình yêu dành cho những đứa con da cam ở Đà Nẵng Là lính Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, sau 47 năm, cựu binh Matt (69 tuổi) trở lại Đà Nẵng với vai trò là ... |
Con trai cựu binh Mỹ dành nhiều tâm huyết cho Việt Nam TĐO – Lãnh đạo Hội Việt – Mỹ đã có buổi tiếp ông Thomas Eugene Wilber, con trai cố Đại úy hải quân Mỹ Walter ... |